Đã Xuất Khẩu Hơn 5 Triệu Tấn Gạo

Lũy kế xuất khẩu gạo từ đầu năm đến nay đạt 5,037 triệu tấn.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), từ ngày 1-10 đến 23-10, cả nước đã xuất khẩu được 249.411 tấn gạo, trị giá FOB 110,656 triệu USD, trị giá CIF 117,276 triệu USD.
Như vậy giá gạo xuất khẩu bình quân chỉ đạt 443,67 USD/tấn FOB, tuy có giảm nhẹ so với mức giá xuất khẩu bình quân của nửa đầu tháng 10 là 458,35 USD/tấn, song vẫn cao hơn mức giá xuất khẩu 439,11 USD/tấn của tháng 9.
Cũng theo VFA, trong tuần đến 23-10, giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục nhích nhẹ. Cụ thể, giá lúa khô tại kho loại thường dao động từ 5.700 - 5.800 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.850 - 5.950 đồng/kg, tăng 50 đồng so với tuần trước đó.
Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 7.550 - 7.650 đồng/kg tùy từng địa phương, tăng 150 đồng/kg so với tuần trước đó; gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 7.400 - 7.500 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương, tăng 100 đồng/kg.
Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 8.900 - 9.000 đồng/kg, gạo 15% tấm 8.550 - 8.650 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 8.000 - 8.100 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương, tăng 50 đồng/kg.
Có thể bạn quan tâm

Việt Nam là nước nông nghiệp, sản lượng lúa đạt từ 42 - 43 triệu tấn/năm nhưng mỗi năm Việt Nam vẫn nhập khẩu gần 9 triệu tấn nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN). Hiện một số doanh nghiệp (DN) đã sử dụng thóc gạo thay thế ngô và lúa mỳ nhập khẩu trong sản xuất TĂCN, nhưng giá thành lại cao hơn. Nghịch lý này đòi hỏi phải sớm được tháo gỡ.

Vụ xuân năm 2013, huyện Sơn Dương cấy được 5.328 ha lúa, trong đó có 3.274 ha lúa lai và 2.054 ha lúa thuần. Đến nay, toàn huyện đã cơ bản thu hoạch xong lúa vụ xuân và bắt tay ngay vào sản xuất vụ mùa.

Những năm qua, các ngành chức năng của TP.Tam Kỳ (Quảng Nam) đã thành công trong việc nghiên cứu đưa vào sản xuất và nuôi trồng các loại cây, con có giá trị kinh tế cao. Trong đó, đầu tư nuôi heo hướng nạc là một trong những bước đột phá .

Cùng với khẩn trương thu hoạch nốt lúa xuân còn lại, hiện bà con nông dân thành phố Tuyên Quang bắt tay vào việc làm đất, gieo mạ, đắp bờ khởi động cho một vụ mùa mới thắng lợi.

Bến Tre là một trong những địa phương thực hiện tốt việc cải tạo đàn bò hướng thịt, đạt trọng lượng lớn, tỷ lệ thịt xẻ cao, chất lượng thịt ngon... Kết quả này là nhờ công tác thụ tinh nhân tạo, lai tạo ra những giống bò có giá trị kinh tế cao. Trong đó, huyện Ba Tri được xem là địa phương đi đầu cả nước trong thực hiện lai tạo, nâng cao chất lượng đàn bò…