Đắng Ngắt Tôm Thẻ Chân Trắng

Hiện nay giá tôm thẻ chân trắng ở Cà Mau đang giảm mạnh, với mức giảm khoảng 20.000 đ/kg, chỉ trong vòng 1 tháng.
Cụ thể theo thông tin từ Sở NN-PTNN Cà Mau, giá tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg, giá ngày 28/4 là 102.000 đ/kg, hiện chỉ còn 81.000 đ/kg. Loại 70 con/kg giá 114.000 đ/kg, nay còn 96.000 đ/kg.
Nguyên nhân tôm rớt giá là do năm trước người dân được mùa bội thu, nay đổ xô đầu tư nuôi làm sản lượng tăng đột biến. Nguyên nhân thứ hai là do các thương lái Trung Quốc ngưng mua chất chitin (chất chitin có nhiều trong vỏ và đầu tôm), dẫn đến DNSX chitin không mua vỏ và đầu tôm của các cơ sở chế biến thủy sản. Do đó giá tôm cứ lao dốc từng ngày.
Ông Nguyễn Văn Thư, người phát ngôn của Sở NN-PTNN tỉnh Cà Mau cho biết: Những tháng vừa qua, trên địa bàn tỉnh, người dân đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng khá mạnh. Việc tăng sản lượng đột biến là một trong những nguyên nhân làm giảm giá tôm nguyên liệu. Hiện tình hình thời tiết còn diễn biến phức tạp (nắng nóng, mưa chưa đều), ảnh hưởng khá lớn đến nuôi tôm. Bởi thế, tỉnh khuyến cáo người dân chuyển đổi sang nuôi tôm sú ở những nơi có điều kiện, do giá tôm sú ổn định hơn.
Có thể bạn quan tâm

Vài năm trở lại đây, nhiều hộ nông dân ở ven tuyến quốc lộ 91B thuộc quận Ô Môn và quận Bình Thủy, TP Cần Thơ đã tìm hướng đi mới bằng việc canh tác cây đậu phộng (lạc) trái mùa. Mô hình này đã và đang đạt được những hiệu quả kinh tế nhất định.

Được triển khai thí điểm từ tháng 10/2014 đến nay, mô hình ứng dụng các phương pháp chế biến, bảo quản phụ phẩm trồng trọt làm thức ăn thô xanh cho chăn nuôi đại gia súc trên địa bàn TP Hà Nội đã cho thấy hiệu quả rõ rệt.

Anh Trần Văn Minh ở thôn Lạc Tân 1, xã Phước Diêm (Thuận Nam - Ninh Thuận) đã phát triển quy mô lớn các trang trại chăn nuôi dê, chim bồ câu, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Nghề chăn nuôi hươu ở Quỳnh Lưu (Nghệ An) hình thành từ năm 1980, giúp nhiều gia đình thoát nghèo và có nhiều hộ khá, giàu. Trải qua những biến động, thăng trầm, giống hươu sao và sản phẩm nhung hươu của huyện Quỳnh lưu vẫn được thị trường ưa chuộng, góp phần khẳng định những nỗ lực bảo tồn, phát huy nguồn giống.