Cà Mau Phát Huy Tối Đa Thế Mạnh Trong Nuôi Trồng Thủy Sản

Ngày 7/2/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Đoàn công tác Chính phủ đã đến thăm, làm việc tại tỉnh Cà Mau về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2014 và thực hiện kế hoạch năm 2015.
Phát biểu trong buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao kết quả đạt được trong năm qua của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Tỉnh Cà Mau trong phát triển kinh tế xã hội. Trong năm 2014, GDP của tỉnh tăng 8,5%; trong đó lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tăng 6,9%, gấp đôi so với trung bình của cả nước.
Thu nhập bình quân đầu người tăng lên 33 triệu đồng, tăng 9,9 % so với năm 2013; tỷ lệ hộ nghèo đã giảm chỉ còn 4,9 %. Năm 2014, Cà Mau là tỉnh có kim ngạch xuất khẩu thủy sản lớn nhất cả nước, đạt 1,3 tỷ USD vượt kế hoạch đặt ra. Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội cũng như giải quyết việc làm cho địa phương.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh vai trò hết sức quan trọng của nuôi trồng thủy sản, là thế mạnh không nơi nào có được như Cà Mau. Cần xem lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nuôi tôm là yếu tố then chốt trong định hướng phát triển kinh tế của tỉnh trong thời gian tới.
Với lợi thế là một tỉnh có tiềm năng về nuôi trồng, khai thác, đánh bắt, chế biến thủy sản, đặc biệt là nuôi tôm. Tuy nhiên, kết quả đạt được trong năm qua chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có của tỉnh. Tại buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt tỉnh Cà Mau, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu trong thời gian tới, tỉnh cần tập trung giải quyết những việc sau: Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ phục vụ trong nuôi trồng, ứng dụng mạnh khoa học công nghệ vào nuôi trồng, sản xuất, chế biến, xuất khẩu gắn với cơ chế chính sách khuyến khích mạnh doanh nghiệp tham gia.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần nghiên cứu giống tôm có năng suất, chất lượng cao, chủ động trong sản xuất thức ăn đến quy trình sản xuất và phòng tránh dịch bệnh hiệu quả. Tập trung hoàn thiện quy hoạch vùng nuôi tôm nguyên liệu, mở rộng diện tích nuôi tôm để chủ động nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhà máy chế biến xuất khẩu.
Thu hút đầu tư xây dựng nhà máy chế biến thủy sản với quy mô công nghiệp. Yêu cầu Tập đoàn Điện lực sớm triển khai mạng lưới điện 3 pha trực tiếp phục vụ người dân nuôi trồng thủy sản theo quy mô công nghiệp. Tiến tới, hình thành một liên kết chuỗi bền vững từ sản xuất con giống, nhà máy chế biến thức ăn, người nuôi và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu.
Có thể bạn quan tâm

Sáng ngày 14.11, Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 13 - AgroViet 2013 do Bộ NNPTNT chủ trì đã chính thức khai mạc tại Khu hội chợ triển lãm giao dịch kinh tế và thương mại, 489 Hoàng Quốc Việt (Hà Nội).

Đó là mô hình của anh Bùi Nhật Tân ở thôn Cát, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị). Đã hơn 2 năm nay, kể từ khi vườn cây cao su hơn 1ha của gia đình anh cũng như nhiều gia đình trong xã bị bão tàn phá, trong khi nhiều gia đình đang boăn khoăn không biết phải kiếm kế mưu sinh như thế nào thì anh Tân đã quyết tâm tìm một hướng đi mới, không thể dựa dẫm mãi vào nguồn lợi từ cây cao su, hai vợ chồng anh tìm tòi học hỏi và quyết định mở mô hình kết hợp trang trại trên đồi cây cao su.

Đây là phần chính trong nội dung thông tư 47/2013/BNN-PTNT của Bộ NN-PTNT hướng dẫn việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, kết hợp với nuôi trồng thủy sản trên đất lúa. Thời gian có hiệu lực là từ ngày 1-1-2014.

Ngày 16-11, Tỉnh đoàn phối hợp với Sở Khoa học & Công nghệ Tiền Giang tổ chức Hội nghị triển khai dự án trồng 5.000 ha ca cao trên địa bàn tỉnh Tiền Giang với 100 đại biểu tham gia.

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho người trồng mía, giúp bà con có điều kiện đầu tư tái sản xuất trong vụ tới, 14/11/2013, Công ty mía đường Trà Vinh tổ chức triển khai chính sách đầu tư, hỗ trợ cho nông dân trồng mía niên vụ 2014 - 2015 ở huyện Tiểu Cần. Chính sách này cũng được áp dụng cho các vùng nguyên liệu mía trên địa bàn toàn tỉnh Trà Vinh.