Đua nhau bán đất mặt ruộng cho thương lái

Sáng 9.10, ngay con kênh cặp lộ ở ấp An Hoà A (xã Bình Ninh, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) tấp nập ghe chờ chở đất sét từ ruộng ra, để vận chuyển lên các lò gạch ở Vĩnh Long.
Nhiều nhân công khai thác đất mặt ruộng vận chuyển vào máy để ép thành khuôn.
Theo lời một thương lái tên Sương, chị mua đất mặt ruộng của nông dân rồi khai thác lớp đất sét bán lại cho các lò gạch đã nhiều năm nay. “Trung bình 1 công ruộng (1.000 m2) tôi mua với giá 14 triệu đồng. Sau đó thuê khoảng 15 nhân công lấy đất, ép thành khuôn, vận chuyển ra ghe…”, chị Sương nói.
Với công việc lấy khối đất đã ép sẵn, chị Hoa kiếm thu nhập khoảng 100.000 đồng mỗi ngày.
Nhờ có công việc này mà người dân tại địa phương làm thuê và có nguồn thu nhập. Có người tự chế ra xe chở đất từ chiếc máy cày để chở thuê, trừ chi phí dầu mỗi ngày cũng kiếm thêm 300.000 đồng.
Qua tìm hiểu của phóng viên, tại xã Bình Ninh có khoảng 4 địa điểm được thương lái đặt máy ép đất gần mặt lộ để mua đất ruộng của dân, tập trung ở ấp An Hoà và An Hoà A.
Người dân tự chế ra xe chở đất thu nhập khoảng 300.000 đồng một ngày.
Theo ông Nguyễn Thanh Tùng, Chủ tịch UBND xã Bình Ninh, tại ấp An Hoà và An Hoà A là vùng đất gò cao, tốn nhiều chi phí bơm tưới, UBND huyện đã trình UBND tỉnh Vĩnh Long đề án khai thác, cải tạo đất và đã được chấp nhận.
Lớp đất ruộng chỉ được đào sâu 0,3 m để đảm bảo sản xuất lúa cho vụ sau.
Nhiều hộ nông dân cho biết, sau khi bán 1 lớp đất ruộng, chỉ cần cho nước phù sa vào là vụ sau vẫn có thể sạ lúa bình thường mà lại không tốn chi phí bơm nước như trước.
Ngành chức năng cần kiểm soát chặt chẽ việc khai thác đất mặt ruộng, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sản xuất lúa.
Tuy nhiên, PGS.TS Võ Quang Minh, Trưởng bộ môn Tài nguyên đất đai (Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên - ĐH Cần Thơ), lại khuyến cáo rằng, nếu việc khai thác đất mặt ruộng quá đà, ngành chức năng không kiểm soát sẽ dẫn đến hệ lụy là bề mặt ruộng đất lồi, lõm, nơi thấp, nơi cao, đất dễ bị lún không thể cơ giới hóa.
Chưa hết, những nơi bị khai thác quá sâu có thể làm phèn trào lên, ảnh hưởng đến sản xuất hoặc không thể trồng lúa được.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 04/9/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020. Theo đó, đối tượng áp dụng gồm các hộ gia đình trực tiếp chăn nuôi lợn, trâu, bò, gia cầm, trừ các hộ chăn nuôi gia công cho các doanh nghiệp (sau đây gọi là hộ chăn nuôi); người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc.

Dự án điều chỉnh quy hoạch chi tiết nuôi tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh Bến Tre được UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 1234 ngày 23 tháng 6 năm 2014, theo quy hoạch, đến năm 2015, diện tích nuôi tôm chân trắng của tỉnh đạt 4.390 ha, đến năm 2020 đạt 7.820 ha và đến năm 2030 đạt 8.300 ha. Sản lượng đến năm 2015 đạt 41.340 tấn, đến năm 2020 đạt 75.750 tấn và đến năm 2030 đạt 80.520 tấn.

Nhằm mục tiêu phát triển thế mạnh các loại hình sản xuất, đặc biệt là kinh tế thủy sản một cách bền vững, huyện Bình Đại được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre phân bổ kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi thủy sản tập trung tại 3 xã Đại Hòa Lộc, Thạnh Trị và Thạnh Phước với diện tích khoảng 1.500 ha.

Tôm hùm, một loại hải đặc sản có giá trị kinh tế cao, được chú trọng trong nuôi trồng thủy sản, đem lại nguồn thu hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm cho người dân. Tuy nhiên, thời gian qua, nghề nuôi tôm hùm vẫn chưa thực sự phát huy được tiềm năng, thế mạnh.

Con tôm là một trong những đối tượng nuôi chủ lực của ngành thủy sản, với diện tích và sản lượng lớn nhất. Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, dịch bệnh trên tôm đã khiến nhiều người nuôi điêu đứng. Nguyên nhân đã được công bố, nhưng khả năng khống chế đến đâu lại vẫn bỏ ngỏ.