Dân Trồng Thanh Long Hít Hệ Thống Tưới Nhỏ Giọt

Hệ thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ Netafim - Israel đưa vào sử dụng ở Việt Nam khá lâu nhưng gần đây dân trồng thanh long mới “hít” bởi hiệu quả kinh tế tưới trên diện rộng khá cao.
Anh Nguyễn Văn Sang ở Sông Bình (Bắc Bình - Bình Thuận) đã sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt và tưới phun Israel cho 3.000 trụ thanh long 2 năm nay cho biết: Tôi đầu tư khoảng 300 triệu đồng để bắt hệ thống tưới nhỏ giọt ISRAEL. Tuy vốn bỏ ra khá lớn nhưng bù lại chỉ cần 2 người làm là điều hành tốt việc tưới, bón phân giúp giảm áp lực vào mùa cao điểm phải kêu công lao động rất khó khăn…
Ở xã Hàm Minh, Hàm Cường, Tân Lập (Hàm Thuận Nam) hàng trăm hộ trồng thanh long đã sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt. Anh Nguyễn Minh Hiếu ở Hàm Minh, cho biết: Do vào mùa khô khi chong đèn làm thanh long trái vụ, nguồn nước tưới trong vùng vốn hạn chế nhưng hàng ngàn hộ sử dụng cùng thời điểm để tưới nên nếu không biết tiết kiệm thì nguồn nước sẽ nhanh hết.
Đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt mỗi ha thanh long ngày tưới 1 giờ, bình quân cung cấp khoảng 30 lít nước/trụ là đảm bảo nhu cầu nước cho cây.
Ngoài ra khi dùng phân bón thông qua hệ thống tưới nhỏ giọt sẽ giảm khoảng 30% lượng phân bón hao hụt. Tưới nhỏ giọt còn mang lại lợi ích khác là rơm ủ gốc cho mát thanh long giảm được 1 lần/năm, so với tưới thông thường mỗi năm phải tốn 2 lần tiền mua rơm và tiền công để ủ gốc…
Tuy hiệu quả tưới nhỏ Israel mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng điểm yếu là nguồn vốn đầu tư cho hệ thống tương đối lớn, bình quân mỗi trụ phải tốn khoảng 50 ngàn đồng nên những hộ có điều kiện kinh tế mới đầu tư. Theo Công ty cổ phần tưới Khang Thịnh, ở Bình Thuận có khoảng 600 ha thanh long được nông dân đầu tư hệ thống tưới nhỏ giọt.
Gần đây, ở Hàm Thuận Nam có một nông dân ở Hàm Thạnh đã sáng chế hệ thống tưới 3 trong 1 cũng giúp tiết kiệm cho nhà vườn giảm ngày công lao động, tiết kiệm nguồn nước… nên cũng được khá nhiều người dân trồng thanh long ưa chuộng.
Có thể bạn quan tâm

Ông Nguyễn Phùng Hoan – Giám đốc Sở NNPTNT Nam Định cho biết: Nhằm quản lý và sử dụng linh hoạt, hiệu quả 75.000ha đất lúa, Nam Định đã lập Đề án sử dụng linh hoạt đất trồng lúa.

Cùng với chủ trương công nghiệp hóa nông nghiệp của địa phương, Hội ND tỉnh Đồng Nai đã có nhiều hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT), hỗ trợ nông dân thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất.

Hiện nay các mặt hàng chế biến thủy sản của tỉnh Cà Mau đã xuất khẩu qua được 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tăng gấp đôi so với đầu năm 2010.

Tôm sú có giá trị kinh tế cao đã bị 2 cơ sở kinh doanh ở TT-Huế bơm hóa chất màu trắng đục để tăng trọng lượng khi bán cho các nhà hàng tiệc cưới nhằm thu lợi bất chính.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết tính đến giữa tháng 6.2015, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Anh tăng mạnh 43% so với cùng kỳ năm trước.