Dân Quảng Nam dầm mưa gặt lúa nhổ mì chạy bão

Dù ruộng sắn của ông Trương Vĩnh Nho (xã Tam Thăng) nửa tháng nữa mới thu hoạch, nhưng do nước ngập làm thối củ nên ông phải nhổ đem về nhà - Ảnh: Lê Trung
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, đêm 13-9 và rạng sáng 14-9, tại Quảng Nam xảy ra mưa to, gió giật mạnh. Sáng 14-9, hàng trăm tàu cá đánh bắt xa bờ của ngư dân các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên đã kéo về neo đậu tại âu thuyền Kỳ Hà (huyện Núi Thành, Quảng Nam).
Cuống cuồng gặt lúa, nhổ mì
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, trong lúc neo tàu tránh bão, một tàu cá (chưa rõ số hiệu) của ngư dân xã Tam Quang, huyện Núi Thành, đã bị đắm do ngập quá nhiều nước.
Ngư dân Trần Hò, chủ tàu QNa-91478 TS, cho biết hiện vẫn còn một số tàu chưa về tránh bão kịp, vẫn còn đang tiếp tục vào bờ trong ngày hôm nay.
Trên đất liền, người dân đang cuống cuồng thu hoạch nông sản chạy bão, lũ. Lượng mưa đo được tại TP Tam Kỳ trong sáng nay là 153mm, trung du miền núi từ 54 - 100mm. Mực nước trên sông Thu Bồn, Vu Gia đang thấp hơn báo động 1, khả năng từ báo động 1 đến báo động 2.
Nhiều diện tích hoa màu của người dân ở Quảng Nam bị ngập sâu trong nước từ 0,5-1m.
Sáng 14-9, nhiều người dầm mưa ra ruộng thu hoạch nông sản trong không khí tất bật, lo lắng đan xen. Nhiều ruộng lúa, rau ở xã Tam Thăng cũng bị nước ngập sâu trong nước. Bà con cắt lúa, dùng xe bò chở về nhà để tuốt.
Tại ruộng sắn 5 sào của ông Trương Vĩnh Nho (thôn Vĩnh Bình, xã Tam Thăng, TP Tam Kỳ) nước mưa tràn ngập. Từ sáng, cả gia đình ông phải ra ruộng thu hoạch dù còn một tháng nữa mới đến kỳ thu hoạch.
“Mưa ngập như thế này mà không thu hoạch sẽ bị úng thối hết. Chúng tôi nhổ đem về nhà bán tháo bán để bù lại chi phí, công sức”, ông Nho cho biết.
Người dân đội mưa thu hoạch nông sản chạy bão, lũ
Có thể bạn quan tâm

Đức Phú là xã nằm xa trung tâm huyện, nơi tuyến kênh Tà Pao chưa được đầu tư hoàn thiện và đưa vào sử dụng. Điều này dẫn đến tình hình sản xuất lúa gặp không ít khó khăn. Để nâng cao năng suất cây trồng trên một đơn vị diện tích lúa, những năm gần đây xã đã luân canh, chuyển từ 3 vụ lúa ở khu nội đồng sang 2 vụ lúa và 1 vụ bắp đông xuân mang lại hiệu quả…

Đến hết tháng 4/2015, diện tích nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh đạt 231,1ha, giảm 4,6ha so cùng kỳ năm trước. Diện tích nuôi thả bị thu hẹp do bước vào mùa nắng nóng thời tiết khô hạn làm cho nguồn nước bốc hơi nhanh, độ mặn tăng, môi trường nước biến động, độ PH thay đổi.

Trong Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2014-2020 do UBND tỉnh ban hành thì vấn đề tái cơ cấu phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao là một nội dung quan trọng nhằm từng bước nâng cao giá trị gia tăng, tăng năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp.

Liên Bộ Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư liên tịch số 17/2015/TTLT-BNNPTNT-BTC hướng dẫn phương pháp xác định giá trị rừng trồng, vườn cây để sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.

Ngày 24/4, Trung tâm Chất lượng Nông lâm - Thủy sản vùng 3 (Khánh Hòa) đã cấp giấy chứng nhận VietGap cho sản phẩm lúa của Tổ hợp tác (THT) sản xuất lúa cánh đồng mẫu xã Buôn Choáh (Krông Nô). Kết quả này không chỉ là sự ghi nhận những nỗ lực của người dân mà sẽ mở ra một hướng mới, hiệu quả trong sản xuất lúa, gạo ở địa phương này.