Dân Hà Nội truy lùng giống củ cải mini trắng vỏ đỏ lòng

Giống củ cải lạ này còn có tên gọi khác là củ cải dưa hấu - watermelon radish.
Củ cải có hình dáng tròn trịa, vỏ trắng, nhưng khi bổ đôi củ ra bên trong ruột lại có màu đỏ hồng tươi rất bắt.
Củ cải mini có vỏ trắng, lòng đỏ hồng tươi rất bắt mắt
Theo tìm hiểu, hạt giống này được nhập khẩu từ Nga và phân phối tại các cửa hàng chuyên kinh doanh hạt giống.
Theo anh Vũ, chủ một shop kinh doanh hạt giống ở phố Lê Trọng Tấn (Hà Nội), 1 gói hạt giống củ cải mini trắng vỏ đỏ lòng này có giá 30.000 đồng.
Mỗi gói có khoảng 30-40 hạt.
Anh Vũ cũng cho biết thêm rằng: Giống củ cải này mới xuất hiện ở thị trường Hà Nội và thích hợp trồng quanh năm.
Củ cải có thể được trồng trong thùng xốp hoặc chậu nhỏ
Hiện, trên nhiều diễn đàn online và các trang mạng xã hội ở cả Hà Nội và TP HCM, người dân đang tìm mua hạt giống và tìm hiểu cách trồng loại củ cải mini lạ này.
Được biết, củ cải này chứa nhiều vitamin và khoáng chất có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho cả người lớn và trẻ em.
Loại củ cải mini này cũng không cần quá nhiều đất, có thể trồng trong các chậu, bồn nhỏ, và trở thành vật trang trí nhà.
Khoảng 50-60 ngày có thể thu hoạch được
Củ cải mini “trắng vỏ đỏ lòng” có thời gian thu hoạch khá nhanh, chỉ khoảng 50 - 60 ngày từ ngày bắt đầu gieo hạt giống là có thể thu hoạch.
Người ta chế được nhiều món ăn từ củ cải “trắng vỏ đỏ lòng”
Củ cải giòn, có vị ngọt dịu, có thể dùng để chế biến thành các món canh, salad, hầm, luộc,… Nhiều người còn dùng để trang trí món ăn để tạo vẻ đẹp nổi bật và lạ mắt.
Vì sợ rau không an toàn ngoài thị trường nên nhiều người dân ở Hà Nội cũng cố gắng tự trồng rau cho con nhỏ, hoặc cho cả gia đình.
Chị Nguyễn Mai Sương (Thụy Phương, Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: Nhà tôi sợ rau ngoài chợ không an toàn nên cố gắng trồng tất cả các loại rau có thể, từ muống, cải cho tới ngót Nhật, hành, hẹ, mùi...
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây, ngoài phát triển thế mạnh cây lúa, huyện biên giới Tân Hồng (Đồng Tháp) còn đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi. Trong đó, chăn nuôi bò là một trong những ngành kinh tế trọng yếu được huyện ưu tiên chọn làm ngành hàng phát triển trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện trong thời gian tới.

Bài toán trồng cây gì, nuôi con gì vẫn đang là điều trăn trở bấy lâu nay của bà con nông dân ta. Từ thực tế thành công của các hộ chăn nuôi cho thấy, việc lựa chọn bò lai sind để đầu tư đã mang lại hiệu quả hơn so với các con nuôi khác.

Là hộ nghèo nên năm 2013, gia đình anh Nguyễn Đình Sáu, thôn Hạc Lâm, xã Hương Lâm (Hiệp Hoà) được tham gia dự án Vệ sinh môi trường nông thôn. Theo đó, anh được hỗ trợ 48 triệu đồng và chỉ phải bỏ thêm một phần kinh phí để xây chuồng trại chăn nuôi kiên cố.

Mô hình chăn nuôi bò thịt đang phát triển rộng rãi ở ngoại thành Hà Nội, nhiều hộ dân đã vươn lên trở thành những tỷ phú nuôi bò. Hà Nội đã đưa những giống bò mới năng suất, chất lượng cao vào chăn nuôi nhưng người dân vẫn chưa tiếp cận được nguồn vốn để mở rộng sản xuất, xây dựng chuồng trại, xây dựng thương hiệu sản phẩm…

Dù hợp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp (DN) được ký kết ngay từ đầu vụ nhưng đến khi thu hoạch, một trong hai bên có thể “bẻ kèo” khi giá lúa biến động nhiều. Để đảm bảo hợp đồng không bị phá vỡ, ngoài uy tín của DN, niềm tin của nông dân, vai trò điều tiết trung gian của ngành chuyên môn và chính quyền địa phương rất quan trọng.