Dân dồn dập thu hoạch mì vì sợ mưa

Nguyên do trên địa bàn mưa lớn kéo dài, cho nên người dân sợ mì hỏng nên tranh thủ thu hoạch.
Trưa 13.11, ông Đồng Văn Lập- Giám đốc Nhà máy sản xuất tinh bột mì-Công ty cổ phần Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi cho biết:
Trong mấy ngày qua, số lượng mì (sắn) mà nhà máy Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh thu mua của người dân khoảng 800 tấn/ngày, cao hơn so với bình thường trước đó khoảng 200 tấn/ngày.
Nguyên do trên địa bàn mưa lớn kéo dài, cho nên người dân sợ mì hỏng nên tranh thủ thu hoạch.
Hiện giá mua của nhà máy là 1850 đồng/kg cho mì đạt 30 độ bột; cao hơn các nhà máy lân cận từ 20-50 đồng/kg, ông Lập bày tỏ.
Được biết diện tích mì toàn tỉnh hiện khoảng 17.000 ha, năng suất bình quân 30 tấn/ha, với bình quân đạt 27 độ bột.
Vụ thu hoạch mì của người dân trong tỉnh bắt đầu từ khoảng tháng 8 năm trước và kéo dài đến tháng 3 năm sau.
Theo đó 2 nhà máy mì Sơn Hải, huyện Sơn Hà và Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh thu mua được từ 60-70% diện tích, số còn lại người dân bán đi cho các tỉnh bạn.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù có tiềm năng lợi thế nhưng xuất khẩu thủy sản của tỉnh Nghệ An vẫn đang khó khăn chồng chất. Kim ngạch xuất khẩu nhỏ lẻ, thiếu bền vững và cho đến nay, chưa có giải pháp nào đủ mạnh để tạo cú huých cho sản phẩm này.

Ðược thành lập từ năm 1999, trải qua bao thăng trầm, gian khó, Công ty cổ phần Thủy sản Bình Ðịnh (BIDIFISCO) đã tạo dựng được vị thế vững chắc trong ngành chế biến thủy sản xuất khẩu (XK), nhờ luôn kiên định một hướng đi: tất cả vì chất lượng sản phẩm.

Doanh nghiệp (DN) Việt Nam xuất hàng theo phương thức chính ngạch, hồ sơ phải có chứng thư xuất khẩu kèm các thủ tục hải quan đầy đủ. Về phía nhà nhập khẩu Trung Quốc, họ không nhập chính ngạch (chỉ định cảng đến và mở L/C để thanh toán qua ngân hàng), mà làm thủ tục nhập tiểu ngạch, đồng thời thanh toán bằng tiền mặt nhằm trốn thuế.

Trong những năm gần đây, mặt hàng tôm ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch XK thủy sản Việt Nam. Năm 2014, XK tôm Việt Nam đạt gần 4 tỷ USD, tăng 27% so với năm 2013 và chiếm 50% giá trị XK thủy sản.

Thời gian qua, việc chăn nuôi bò đã giúp nhiều nông dân thoát nghèo bền vững. Trong đó, xã Vĩnh Hựu, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang có hơn 50% gia đình thoát nghèo nhờ mô hình chăn nuôi này.