Dân dồn dập thu hoạch mì vì sợ mưa

Nguyên do trên địa bàn mưa lớn kéo dài, cho nên người dân sợ mì hỏng nên tranh thủ thu hoạch.
Trưa 13.11, ông Đồng Văn Lập- Giám đốc Nhà máy sản xuất tinh bột mì-Công ty cổ phần Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi cho biết:
Trong mấy ngày qua, số lượng mì (sắn) mà nhà máy Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh thu mua của người dân khoảng 800 tấn/ngày, cao hơn so với bình thường trước đó khoảng 200 tấn/ngày.
Nguyên do trên địa bàn mưa lớn kéo dài, cho nên người dân sợ mì hỏng nên tranh thủ thu hoạch.
Hiện giá mua của nhà máy là 1850 đồng/kg cho mì đạt 30 độ bột; cao hơn các nhà máy lân cận từ 20-50 đồng/kg, ông Lập bày tỏ.
Được biết diện tích mì toàn tỉnh hiện khoảng 17.000 ha, năng suất bình quân 30 tấn/ha, với bình quân đạt 27 độ bột.
Vụ thu hoạch mì của người dân trong tỉnh bắt đầu từ khoảng tháng 8 năm trước và kéo dài đến tháng 3 năm sau.
Theo đó 2 nhà máy mì Sơn Hải, huyện Sơn Hà và Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh thu mua được từ 60-70% diện tích, số còn lại người dân bán đi cho các tỉnh bạn.
Có thể bạn quan tâm

Từ một hộ nghèo, nhờ mạnh dạn chuyển đổi sang chăn nuôi đa canh, ông Nguyễn Đình Lâm ở thôn 3/2B, xã Thành Lập, huyện Lương Sơn, Hoà Bình đã có thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. Trang trại của ông còn tạo việc làm cho hàng chục lao động của địa phương với mức lương 4,5 triệu đồng/tháng.

Sau khi chuyển đổi thành công từ nuôi tôm thẻ chân trắng sang mô hình trồng rong nho biển, anh Nguyễn Văn Dỗng lãi ròng mỗi năm 300 triệu đồng.

Một cơ sở sản xuất rau ở Long An mỗi ngày cung cấp ra thị trường 300-400kg rau sạch với giá nửa triệu đồng một kg. Cơ sở này trồng rau bằng hệ thống ánh sáng

Anh Trần Đình Sơn đã quyết định khoanh vùng nuôi vịt trời. Loài vật này nhanh chóng bén duyên với vùng đất khó, giúp gia đình anh có nguồn thu nhập khá.

Lựa chọn đầu tư bài bản mô hình trang trại tổng hợp để khai thác tối đa tiềm năng và phân tán rủi ro, mỗi năm anh Đoàn Thái Học có doanh thu cả tỷ đồng.