Dân bản Tà Niết đổi đời nhờ trồng ngô

Ấy vậy mà nhờ làm tốt công tác khuyến nông, giờ đây cả bản đã giàu lên với những ngôi nhà cao tầng hiện đại, thu nhập người dân ngày càng cao...
Có được được thành quả của ngày hôm nay phải kể đến công sức của những cán bộ khuyến nông huyện Mộc Châu gần chục năm về trước.
Họ đã về bản, sống “ba cùng” với đồng bào và hướng dẫn bà con ứng dụng khoa học kỹ thuật cùng với đưa giống ngô lai vào sản xuất để tăng năng suất.
Sau một vài vụ thu hoạch ngô “gấp 5, gấp 10” trước đây, bà con Tà Niết đã tin và làm theo hướng dẫn của cán bộ.
Khi năng suất của ngô đã cao, người ta bắt đầu nghĩ tới việc vận chuyển, buôn bán ngô về xuôi và nhiều người tham gia làm đầu mối thu mua, đại lý tiêu thụ.
Từ khi Quốc lộ 6 được nâng cấp, việc vận chuyển ngô về xuôi dễ dàng hơn đã giúp cho đời sống bà con Tà Niết đổi thay nhanh chóng.
Mỗi hộ trong bản trung bình có vài ha ngô, nhiều người còn thầu thêm diện tích đất của các bản bên cạnh để trồng ngô.
Đến vụ thu hoạch, họ còn kiêm luôn cả vai trò thương lái mua ngô của bà con.
“Đấy, sở dĩ dân Tà Niết giàu lên là nhờ trồng ngô và biết buôn bán!” - anh Phó bản Văn Đình Tuyển hồ hởi chia sẻ với khách.
Dinh cơ của anh Tuyển là một “tiểu biệt thự” 2 tầng khang trang nằm giữa một vườn cây cảnh, cây ăn quả xanh mát mắt, với đầy đủ các đồ dùng, tiện nghi hiện đại.
Cũng theo anh Tuyển, giờ thì bản Tà Niết có 190 hộ nhưng không còn hộ nghèo và có tới hơn chục tỷ phú, còn triệu phú thì “không đếm xuể” bởi rất nhiều hộ đã có nhà lầu, xe máy...
Có thể bạn quan tâm

Chuyến công tác về lại 3 huyện phía nam là Cát Tiên, Đạ Tẻh và Đạ Huoai (Lâm Đồng) trong những ngày đầu tháng 5 này, chúng tôi thêm một lần nữa chứng kiến cảnh dở khóc dở cười của nông dân về chuyện “trồng - phá, phá - trồng” cây ca cao.

Bà Lâm Kim Huệ, ở ấp Tấn Ngọc, xã Ngọc Chánh (Đầm Dơi, Cà Mau), nuôi tôm khép kín trong 4.000m2, vừa thu được 7 tấn tôm chân trắng. “Tôi nuôi tôm 4- 5 năm rồi nhưng chỉ thu được chừng 2 tấn với kích cỡ tôm 100 con/kg, giá bán thấp.

Cây hồng không hạt được người dân xã Quảng Bạch (Chợ Đồn - Bắc Kạn) đưa về trồng từ khá lâu. Đây là loại cây hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu địa phương, cho chất lượng quả thơm, ngon không kém so với các nơi khác. Để cây hồng trở thành cây trồng mũi nhọn kinh tế, xã Quảng Bạch đang vận động nhân dân mở rộng diện tích, tiến tới hình thành vùng trồng hồng không hạt hàng hóa.

Từ đầu năm đến nay thị trường thanh long của tỉnh Bình Thuận bị biến động mạnh, giá sụt giảm, thị trường xuất khẩu thu hẹp, chất lượng sản phẩm giảm làm cho nhiều nhà vườn lao đao…Tìm và mở thị trường mới là nhu cầu cấp bách của thanh long Bình Thuận.

Tại ĐBSCL, vài năm qua đã hình thành các cánh đồng "3 giảm, 3 tăng", "1 phải, 5 giảm", "cánh đồng lúa chất lượng cao" quy mô từ vài hàng chục đến hàng trăm héc-ta…. Từ những mô hình sản xuất mang lại hiệu quả này, nông dân liên kết thành nhóm, cùng áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới, thực hiện cơ giới hóa đồng bộ.