Đầm Dơi (Cà Mau) Hội Thảo Đầu Bờ Mô Hình Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Chi cục Nuôi trồng thủy sản, Ban quản lý dự án “Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững” tỉnh Cà Mau vừa phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đầm Dơi tổ chức hội thảo đầu bờ mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp an toàn sinh học theo hướng VietGAP tại ấp Tân Điền, xã Tân Duyệt.
Dự án được triển khai tại 161 hộ nuôi tôm trên địa bàn ấp Tân Điền với diện tích gần 100 ha. Trong đó, đang thử nghiệm tại hộ ông Trần Văn Thái và Tô Hoài Thương mỗi hộ diện tích 0,5 ha, mật độ thả nuôi 100 con/m2, trong đó, Nhà nước hỗ trợ tiền con giống và 25% chi phí thức ăn, 30% chi phí vi sinh, hóa chất xử lý ao đầm.
Sau 4 tháng nuôi, hộ ông Trần Văn Thái thu hoạch được 6,5 tấn tôm, trọng lượng từ 70 đến 80 con/kg. Với giá hiện nay, sau khi trừ chi phí còn lợi nhuận gần 600 triệu đồng.
Tại hội thảo, nông dân đánh giá cao hiệu quả và tính bền vững của mô hình. Tuy nhiên, để mô hình nuôi tôm theo hướng VietGap được nhân rộng, bà con kiến nghị các cấp, các ngành tìm đầu ra cho tôm nuôi. Bởi đây là mô hình nuôi tôm sạch, người nuôi phải đầu tư tốn kém hơn, nhưng khi bán ra thị trường giá thành lại giống như các mô hình khác, làm giảm lợi nhuận của người nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Trà Vinh đang triển khai chương trình hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân thực hiện mô hình nuôi gà thịt sử dụng đệm lót sinh học. Ðây là mô hình đã được chăn nuôi thực nghiệm trên địa bàn tỉnh trong năm 2013 và cho hiệu quả kinh tế khá cao.

Thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng thâm canh mặt nước; nâng cao thu nhập, góp phần phát triển và ổn định đời sống cho các hộ nông dân trong phát triển kinh tế gia đình, việc khai thác và ứng dụng các mô hình mang lại hiệu quả cao đã được thí điểm tại các địa phương là việc hết sức cần thiết và cần được sự quan tâm của các cấp, các ngành liên quan.

Cùng với sự vận động của nền kinh tế, mô hình hợp tác xã (HTX) ngày nay có những bước thay đổi đáng kể. Đó không chỉ là sự thay thế dần dần của danh xưng "chủ nhiệm HTX" thành "giám đốc HTX", mà còn là áp lực đổi mới trong tư duy, nhận thức của những người được coi là "đầu tàu" của đoàn tàu kinh tế tập thể.

Ông Đoàn Xuân Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến Nông lâm thủy sản và nghề muối cho biết tính đến 15/7, lượng đường tồn tại kho các nhà máy là 457.890 tấn, cao hơn cùng kỳ năm trước 32.160 tấn.

Dự án do Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Thuận An (Tafishco) đầu tư với tổng nguồn vốn hơn 282,6 tỷ đồng, tổng diện tích mặt nước vùng nuôi 43,9 héc-ta (vùng nuôi của doanh nghiệp 18,6 héc-ta, liên kết với 8 hộ nông dân nuôi cá 25,3 héc-ta). Tổng vốn vay thực hiện dự án hơn 234,7 tỷ đồng, từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.