Dalat Hasfarm xuất khẩu hoa sang Nga

Trước đó, thị trường này chủ yếu nhập khẩu hoa từ các quốc gia châu Âu như Hà Lan, Ba Lan…
Nhưng quan hệ căng thẳng giữa Nga với các nước này trong thời gian gần đây đã khiến các doanh nghiệp Nga chuyển hướng sang một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
Theo đại diện của Dalat Hasfarm, so với các nước khác ở châu Âu, thị trường Nga dễ tính hơn, người tiêu dùng Nga không đòi hỏi chất lượng hàng hóa quá cao, vì vậy, việc xuất khẩu sang đây càng diễn ra thuận lợi.
Bên cạnh đó, Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU), gồm Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan chính thức được ký kết hồi tháng 5 vừa qua cũng đã giúp công ty tiếp cận được thị trường này dễ dàng hơn.
Hiện Dalat Hasfarm đã xuất khẩu hoa qua 10 thị trường, trong đó nhiều nhất là Nhật, Đài Loan, New Zealand,… Sản lượng xuất khẩu của đơn vị này chiếm đến 60% trong tổng số lượng 120 triệu cành hoa thu hoạch được mỗi năm.
Có thể bạn quan tâm

Theo Vụ thị trường Châu Phi, Nam Á, Tây Á, với dân số đông nhất trên giới (1,7 tỷ người) cùng thói quen sử dụng hạt tiêu trong món ăn, ngành tiêu Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để tăng lượng xuất khẩu mặt hàng này vào khu vực Nam Á.

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, tổng kim ngạch XNK hai chiều giữa Việt Nam và Mexico 3 quý đầu năm 2014 gần đạt ngưỡng 1 tỉ đô la Mỹ, ước đạt 986 triệu USD, tăng 45% so với cùng kỳ 2013.

Lọt vào nhóm các ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu (XK) “tỷ đô” mỗi năm, tuy nhiên, XK rau quả của Việt Nam vẫn chưa xứng với tiềm năng. Đặc biệt, ở những thị trường lớn như Nhật Bản, Hoa Kỳ, thị phần rau quả Việt còn rất hạn chế.

Đơn cử như Huyện hội thì phối hợp với Trung tâm dạy nghề mở các lớp dệt thổ cẩm cho phụ nữ dân tộc thiểu số và vận động 12 chị tham gia các lớp cạo mủ cao su, tin học. Hội phụ nữ các xã Đắk D’rô, Tân Thành mở được 2 lớp xóa mù chữ cho 47 hội viên, phụ nữ dân tộc, tôn giáo.

Hiện ở nước ta có nhiều vùng trồng mắc ca, song chủ yếu tập trung ở vùng Tây Nguyên và Tây Bắc. Thống kê của Tổng cục Lâm nghiệp, tổng diện tích trồng mắc ca tại Tây Nguyên là 1.645 ha, Tây Bắc, diện tích rừng trồng mắc ca chưa lớn, chủ yếu tập trung tại Sơn La, Điện Biên và một số tỉnh đang trồng thử nghiệm.