Dalat Hasfarm xuất khẩu hoa sang Nga

Trước đó, thị trường này chủ yếu nhập khẩu hoa từ các quốc gia châu Âu như Hà Lan, Ba Lan…
Nhưng quan hệ căng thẳng giữa Nga với các nước này trong thời gian gần đây đã khiến các doanh nghiệp Nga chuyển hướng sang một số nước châu Á, trong đó có Việt Nam.
Theo đại diện của Dalat Hasfarm, so với các nước khác ở châu Âu, thị trường Nga dễ tính hơn, người tiêu dùng Nga không đòi hỏi chất lượng hàng hóa quá cao, vì vậy, việc xuất khẩu sang đây càng diễn ra thuận lợi.
Bên cạnh đó, Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu (EAEU), gồm Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan chính thức được ký kết hồi tháng 5 vừa qua cũng đã giúp công ty tiếp cận được thị trường này dễ dàng hơn.
Hiện Dalat Hasfarm đã xuất khẩu hoa qua 10 thị trường, trong đó nhiều nhất là Nhật, Đài Loan, New Zealand,… Sản lượng xuất khẩu của đơn vị này chiếm đến 60% trong tổng số lượng 120 triệu cành hoa thu hoạch được mỗi năm.
Có thể bạn quan tâm

Đó là nhận định của ông Võ Văn Mùi, Chủ tịch UBND xã Long Sơn về tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản 9 tháng đầu năm 2013 tại xã Long Sơn. Hiện xã Long Sơn có khoảng gần 1.500 hộ dân sống bằng nghề nuôi trồng thủy sản trên tổng diện tích nuôi trồng 173,4ha.

Thời gian qua, thấy nhím có giá nên nhiều người dân đã ồ ạt đầu tư nuôi nhím, có thời điểm giá nhím giống lên đến gần 10 triệu đồng/cặp và nhím thịt hơn 300 ngàn đồng/kg.

Đến nay, nông dân ở các huyện Cần Giuộc, Cần Đước, Tân Trụ và Châu Thành thuộc tỉnh Long An đã thu hoạch dứt điểm hơn 6.830 ha tôm sú và tôm thẻ chân trắng với sản lượng đạt hơn 16.000 tấn

Ngày 27-3, ông Nguyễn Thanh Cẩn, Giám đốc Sở NN&PTNT Tiền Giang cùng đại diện các sở, ngành có liên quan của tỉnh và lãnh đạo Huyện ủy Gò Công Đông đã đến khảo sát vùng nuôi nghêu cồn Ông Mão, cồn Vạn Liễu thuộc khu vực nuôi 350 ha của Ban Quản lý cồn bãi của huyện.

Hàu có giá trị dinh dưỡng cao, có giá trị trong y học, góp phần lọc mùn bã hữu cơ trong nước, giúp làm sạch môi trường và ổn định hệ sinh thái. Nuôi hàu đang là mô hình có nhiều triển vọng cho nông dân vùng ven biển trong tỉnh Quảng Ngãi.