Đắk Nông: Đẩy Mạnh Công Tác Khuyến Nông Ca Cao

Những năm gần đây, cây ca cao ngày càng được nhiều nông dân ở Đắk Nông chọn lựa. Đến cuối năm 2010, tổng diện tích ca cao trên địa bàn đạt khoảng 650ha, tăng 177ha so với năm 2009. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, chuyển giao các giống ca cao mới và biện pháp thâm canh đã và đang được Trung tâm Khuyến nông tỉnh chú trọng.
Từ năm 2004-2010, Trung tâm đã hướng dẫn nông dân trồng 108ha ca cao, đã có 78ha cho thu hoạch, năng suất bình quân 1,5 - 2 tấn nhân/ha. Trung tâm cũng đã xây dựng 17.500 tờ bướm về trồng, chăm sóc ca cao phát cho bà con; tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn, tham quan cho hàng trăm lượt người...
Hiện, giống ca cao được trồng ở Đắk Nông chủ yếu là dòng TD, có sức sống khoẻ, năng suất cao, cho thu hoạch sớm, hạt to. Cây giống chủ yếu là cây ghép nên tỷ lệ nhân giống cao, chất lượng hạt tốt, nhanh cho thu hoạch.
Ngoài việc quan tâm phát triển và nghiên cứu các bộ giống, Trung tâm Khuyến nông tỉnh còn tích cực hướng dẫn bà con áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, nhất là biện pháp thâm canh nhằm đạt năng suất, chất lượng cao. Cụ thể, về phân bón, bên cạnh bón đủ phân cho ca cao theo quy trình cần sử dụng phân hữu cơ, vi sinh, phân xanh. Một số nơi đã áp dụng thành công mô hình trồng ca cao hữu cơ như Nông trường Đức Lập (huyện Đắk Mil).
Về nước tưới, tận dụng khai thác các nguồn nước tự nhiên (hồ, đập nhỏ, giếng khoan...), tưới theo hình thức tiết kiệm nước, áp dụng các biện pháp giữ ẩm cho ca cao như trồng xen cây họ Đậu để cải tạo và giữ ẩm đất, tủ gốc vào mùa khô.
Về phòng trừ sâu bệnh, áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đối với cây ca cao để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
Mô hình thâm canh ca cao đã giúp bà con dần thay đổi tập quán canh tác lạc hậu bằng kỹ thuật sản xuất ca cao tiên tiến (giống tốt, thâm canh tổng hợp, tưới nước tiết kiệm, sử dụng phân bón sinh học...), hiện đang được Trung tâm Khuyến nông Đắk Nông áp dụng rộng rãi, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đem lại thu nhập cao cho nông dân
Có thể bạn quan tâm

Thông tin từ Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, do không có cơ sở nhân giống lớn nên giống gà ta hiện không đáp ứng đủ nhu cầu của các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Các trang trại quy mô từ 500 - 1.000 con/lần nuôi phải nhập giống từ tỉnh Bình Định hoặc các tỉnh miền Tây.

Cách nay hơn 8 năm, cá tra từng được xem là “con cá vàng” của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) do mỗi hecta nuôi cá tra có thể đạt lợi nhuận hàng tỷ đồng.

Do thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong nuôi nai nên nhiều hộ nuôi ở xã Hòa Kiến (TP Tuy Hòa - Phú Yên) đã để nai bị chết trong lúc cắt nhung hay sinh đẻ. Vì thế, bà con đang rất cần được tham gia các lớp tập huấn nhằm khắc phục tình trạng này. Vấn đề này đã được đề xuất cách đây hơn một năm nhưng vẫn chưa được thực hiện.

Từ chối mức lương ổn định hàng tháng để quay về quê nhà lập cơ sở sản xuất nấm cho riêng mình. Đó là cách nghĩ, cách làm của chàng kỹ sư trẻ Trần Minh Kiển (29 tuổi) ở khu phố 1, thị trấn Tân Nghĩa, huyện Hàm Tân (Bình Thuận), bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế với nguồn thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi đợt sản xuất.

Hơn 1 tháng nay, ở Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Giang… cũng như nhiều địa phương trong cả nước, dưa hấu giá rẻ chưa từng có chỉ 5.000 - 6.000 đồng/kg, loại chất lượng hơn cũng chỉ giá 8.000 đồng, thậm chí bán tại ruộng chỉ 1000 đồng/kg.