Đắk Nông: Đẩy Mạnh Công Tác Khuyến Nông Ca Cao

Những năm gần đây, cây ca cao ngày càng được nhiều nông dân ở Đắk Nông chọn lựa. Đến cuối năm 2010, tổng diện tích ca cao trên địa bàn đạt khoảng 650ha, tăng 177ha so với năm 2009. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, chuyển giao các giống ca cao mới và biện pháp thâm canh đã và đang được Trung tâm Khuyến nông tỉnh chú trọng.
Từ năm 2004-2010, Trung tâm đã hướng dẫn nông dân trồng 108ha ca cao, đã có 78ha cho thu hoạch, năng suất bình quân 1,5 - 2 tấn nhân/ha. Trung tâm cũng đã xây dựng 17.500 tờ bướm về trồng, chăm sóc ca cao phát cho bà con; tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn, tham quan cho hàng trăm lượt người...
Hiện, giống ca cao được trồng ở Đắk Nông chủ yếu là dòng TD, có sức sống khoẻ, năng suất cao, cho thu hoạch sớm, hạt to. Cây giống chủ yếu là cây ghép nên tỷ lệ nhân giống cao, chất lượng hạt tốt, nhanh cho thu hoạch.
Ngoài việc quan tâm phát triển và nghiên cứu các bộ giống, Trung tâm Khuyến nông tỉnh còn tích cực hướng dẫn bà con áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, nhất là biện pháp thâm canh nhằm đạt năng suất, chất lượng cao. Cụ thể, về phân bón, bên cạnh bón đủ phân cho ca cao theo quy trình cần sử dụng phân hữu cơ, vi sinh, phân xanh. Một số nơi đã áp dụng thành công mô hình trồng ca cao hữu cơ như Nông trường Đức Lập (huyện Đắk Mil).
Về nước tưới, tận dụng khai thác các nguồn nước tự nhiên (hồ, đập nhỏ, giếng khoan...), tưới theo hình thức tiết kiệm nước, áp dụng các biện pháp giữ ẩm cho ca cao như trồng xen cây họ Đậu để cải tạo và giữ ẩm đất, tủ gốc vào mùa khô.
Về phòng trừ sâu bệnh, áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đối với cây ca cao để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
Mô hình thâm canh ca cao đã giúp bà con dần thay đổi tập quán canh tác lạc hậu bằng kỹ thuật sản xuất ca cao tiên tiến (giống tốt, thâm canh tổng hợp, tưới nước tiết kiệm, sử dụng phân bón sinh học...), hiện đang được Trung tâm Khuyến nông Đắk Nông áp dụng rộng rãi, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đem lại thu nhập cao cho nông dân
Có thể bạn quan tâm

Trong hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu, sản phẩm cam Cao Phong ngày càng khẳng định được lợi thế nổi bật so với các loại đặc sản khác của địa phương. Đến nay, cam Cao Phong là sản phẩm đầu tiên và duy nhất của tỉnh đã đăng ký bảo hộ thành công chỉ dẫn địa lý (CDĐL). Kết quả này mở ra nhiều cơ hội để cam Cao Phong trở thành một thương hiệu mạnh, có sức vươn bền bỉ ra thị trường trong và ngoài nước.

Ông Trần Văn Quát, Chủ tịch UBND xã Kim Sơn, huyện Châu Thành - địa phương có diện tích cây hồng xiêm lớn nhất tỉnh Tiền Giang cho biết, hiện nay hồng xiêm đang là cây chủ lực của xã, đời sống nhân dân vươn lên thoát nghèo và làm giàu từ cây hồng xiêm. Tới đây, diện tích trồng hồng xiêm của xã sẽ còn tăng lên bởi loại cây này dễ chăm sóc, có giá cả ổn định

Trên 20 doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia giới thiệu, trưng bày các sản phẩm của mình tại Hội chợ Thực phẩm châu Á-Thái Bình Dương (APFE 2014), một trong những hội chợ chuyên ngành có quy mô lớn nhất khu vực châu Á được tổ chức thường niên tại Singapore.

Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vừa chính thức công bố phán quyết liên quan đến việc Hoa Kỳ áp thuế CBPG với mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh xuất khẩu của Việt Nam.Theo đó, trong số 11 nội dung khiếu nại của Việt Nam, Ban hội thẩm của WTO đã đưa ra phán quyết với 7 nội dung theo hướng có lợi cho Việt Nam, nhất là về thủ tục điều tra và tính toán biên độ phá giá.

Ông Hoàng Văn Bình, nông dân nuôi tôm lâu năm ở ấp 4, xã Trà Cổ vừa thu hoạch tôm vừa chia sẻ, hiện giá tôm bán tại đầm chỉ còn 155 ngàn đồng/kg, giảm 10 ngàn đồng/kg so với đầu vụ. Tuy nhiên, nuôi tôm vẫn mang lại lợi nhuận gấp 3-4 lần so với nuôi cá.