Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đắk Nông: Đẩy Mạnh Công Tác Khuyến Nông Ca Cao

Đắk Nông: Đẩy Mạnh Công Tác Khuyến Nông Ca Cao
Ngày đăng: 23/06/2011

Những năm gần đây, cây ca cao ngày càng được nhiều nông dân ở Đắk Nông chọn lựa. Đến cuối năm 2010, tổng diện tích ca cao trên địa bàn đạt khoảng 650ha, tăng 177ha so với năm 2009. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, chuyển giao các giống ca cao mới và biện pháp thâm canh đã và đang được Trung tâm Khuyến nông tỉnh chú trọng.

Từ năm 2004-2010, Trung tâm đã hướng dẫn nông dân trồng 108ha ca cao, đã có 78ha cho thu hoạch, năng suất bình quân 1,5 - 2 tấn nhân/ha. Trung tâm cũng đã xây dựng 17.500 tờ bướm về trồng, chăm sóc ca cao phát cho bà con; tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn, tham quan cho hàng trăm lượt người...

Hiện, giống ca cao được trồng ở Đắk Nông chủ yếu là dòng TD, có sức sống khoẻ, năng suất cao, cho thu hoạch sớm, hạt to. Cây giống chủ yếu là cây ghép nên tỷ lệ nhân giống cao, chất lượng hạt tốt, nhanh cho thu hoạch.

Ngoài việc quan tâm phát triển và nghiên cứu các bộ giống, Trung tâm Khuyến nông tỉnh còn tích cực hướng dẫn bà con áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, nhất là biện pháp thâm canh nhằm đạt năng suất, chất lượng cao. Cụ thể, về phân bón, bên cạnh bón đủ phân cho ca cao theo quy trình cần sử dụng phân hữu cơ, vi sinh, phân xanh. Một số nơi đã áp dụng thành công mô hình trồng ca cao hữu cơ như Nông trường Đức Lập (huyện Đắk Mil).

Về nước tưới, tận dụng khai thác các nguồn nước tự nhiên (hồ, đập nhỏ, giếng khoan...), tưới theo hình thức tiết kiệm nước, áp dụng các biện pháp giữ ẩm cho ca cao như trồng xen cây họ Đậu để cải tạo và giữ ẩm đất, tủ gốc vào mùa khô.

Về phòng trừ sâu bệnh, áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) đối với cây ca cao để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Mô hình thâm canh ca cao đã giúp bà con dần thay đổi tập quán canh tác lạc hậu bằng kỹ thuật sản xuất ca cao tiên tiến (giống tốt, thâm canh tổng hợp, tưới nước tiết kiệm, sử dụng phân bón sinh học...), hiện đang được Trung tâm Khuyến nông Đắk Nông áp dụng rộng rãi, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đem lại thu nhập cao cho nông dân


Có thể bạn quan tâm

Trồng Xoài GlobalGAP - Vươn Ra Thị Trường Thế Giới Trồng Xoài GlobalGAP - Vươn Ra Thị Trường Thế Giới

Nhờ áp dụng có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật với quy trình sản xuất xoài đạt chuẩn GlobalGAP, Hợp tác xã (HTX) xoài Mỹ Xương (xã Mỹ Xương, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) từng bước khẳng định thương hiệu, vươn ra thị trường thế giới. Bình quân mỗi héc ta trồng xoài cát Chu và xoài cát Hoà Lộc lãi từ 100 - 200 triệu đồng.

19/04/2013
Nông Dân Cần Cẩn Trọng Khi Dùng Thuốc Diệt Cỏ Nông Dân Cần Cẩn Trọng Khi Dùng Thuốc Diệt Cỏ

Chuẩn bị bước vào vụ đông xuân, thay vì cách làm truyền thống phát dọn cỏ trước khi gieo sạ, không ít nông dân ở nhiều nơi trong tỉnh lựa chọn cách dùng thuốc để diệt cỏ. Việc lạm dụng quá mức thuốc diệt cỏ không chỉ ảnh hưởng đến môi trường sinh thái mà cả sức khỏe con người.

01/11/2013
Thành Công Nghề Nuôi Cá Điêu Hồng Lồng Bè Trên Sông Ở Bến Tre Thành Công Nghề Nuôi Cá Điêu Hồng Lồng Bè Trên Sông Ở Bến Tre

Năm 2012, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Bến Tre chọn cá điêu hồng làm mô hình trình diễn tại hộ ông Trịnh Công Trung - ấp 10 - xã Tân Thạch (Châu Thành).

20/04/2013
Mở Rộng Các Hình Thức Liên Kết Tiêu Thụ Sản Phẩm Hoa Màu Mở Rộng Các Hình Thức Liên Kết Tiêu Thụ Sản Phẩm Hoa Màu

Trong năm, việc chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất hoa màu tiếp tục được quan tâm. Cụ thể, thực hiện 7 mô hình trình diễn rau an toàn (RAT); 4 mô hình sản xuất RAT gắn với tiêu thụ và nhiều cuộc tọa đàm, hội thảo lồng ghép trong các chương trình, dự án... Từ đó, nông dân đã mạnh dạn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, góp phần tăng năng suất, chất lượng (bắp 7 tấn/ha, đậu nành 2,1 tấn/ha, rau muống lấy hạt 2,5 tấn/ha). Sản xuất RAT diện tích trên 150ha, đạt 83,5% kế hoạch nhưng hầu hết diện tích rau đều sản xuất nhỏ lẻ, chưa có liên kết sản xuất và tiêu thụ.

02/11/2013
Nuôi Bò Không Lo Lỗ Nuôi Bò Không Lo Lỗ

Từ con gà, con vịt cho đến con heo đang đẩy người chăn nuôi ở Bình Định lâm cảnh khốn đốn. Nguyên nhân do sau Tết, giá cả các loại vật nuôi nói trên đều tuột, trong khi giá thức ăn chăn nuôi vẫn “bình chân như vại”.

20/04/2013