Đắk Mil chú trọng công tác tiêm phòng dịch bệnh cho vật nuôi trong mùa mưa

Tại xã Đắk N’Drót những ngày này, lực lượng thú y xã tích cực xuống từng hộ gia đình để thực hiện công tác tiêm phòng. Theo bà Hoàng Thị Hải, cán bộ thú y xã Đắk N’Drót do đặc thù là địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số nên người chăn nuôi dù đã có ý thức phòng chống dịch bệnh nhưng tỷ lệ tiêm phòng trên đàn vật nuôi vẫn chưa cao. Một bộ phận người dân chủ quan, lơ là, không chú trọng đến công tác phòng bệnh cho vật nuôi.
Trước thực tế này, địa phương đã đến từng hộ gia đình để thông báo lịch tiêm phòng, cũng như vận động bà con tập trung đàn vật nuôi để tiêm phòng hiệu quả. Xã Đắk N'Drót hiện có hơn 11.000 con gia súc, gia cầm các loại.
Sau hơn 3 ngày ra quân tiêm phòng, đến nay, toàn xã đã tiêm được gần 200 liều vắc xin, trong tổng số gần 2.000 liều vắc xin được cấp phát. Ngoài ra, xã được cấp 55 lít hóa chất, đã tiến hành tiêu độc khử trùng tại các khu vực chuồng trại nuôi cho người dân.
Ông Y Xrao, ở bon Đắk R’la cho biết: “Vào mùa mưa, đàn vật nuôi thường có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn. Xác định được điều này, gia đình tôi luôn vệ sinh sạch sẽ chuồng heo, gà. Ngoài ra, khẩu phần ăn trong mùa mưa cho đàn vật nuôi cũng được gia đình tăng liều lượng các chất bổ dưỡng, có sức đề kháng cao. Vừa rồi, được cán bộ thú y tổ chức tiêm phòng, gia đình tôi đã tập trung đàn vật nuôi để được tiêm các loại vắc xin phòng bệnh. Cũng nhờ vậy, đến nay, hơn 6 con heo và gần 40 con gà của gia đình vẫn phát triển ổn định”.
Tại xã Đức Minh, địa phương cũng đã tích cực tổ chức tiêm phòng cho đàn vật nuôi. Hiện tại, toàn xã đã tiêm hơn 400 liều vắc xin cho gia súc, gia cầm các loại. Ông Trần Quốc Chuẩn, cán bộ thú y xã Đức Minh cho biết, so với mọi năm, năm nay, số lượng vắc xin được các ngành cấp phát muộn hơn.
Để đảm bảo vật nuôi không nhiễm bệnh, trước đó, xã đã tích cực vận động người dân chú trọng đến công tác vệ sinh chuồng trại. Lực lượng thú y đã đi từng thôn, bon để rà soát tổng đàn vật nuôi để khi có vắc xin về là tiến hành tiêm phòng luôn. Trong quá trình tiêm phòng, địa phương luôn theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi để phát hiện sớm và xử lý kịp thời các ổ dịch nếu xảy ra.
Theo ông Nguyễn Văn Đức, Trạm trưởng Trạm Thú y huyện Đắk Mil thì từ đầu mùa mưa đến nay, toàn huyện đã tiêm được gần 4.000 liều vắc xin, trong tổng số hơn 8.000 liều vắc xin được cấp trên phân bổ. Trong đó, huyện chủ yếu tập trung vào tiêm phòng các loại vắc xin như lở mồm, long móng ở trâu, bò, tụ huyết trùng, dịch tả ở heo...
Ngoài công tác tiêm phòng, Trạm Thú y huyện đã cấp hơn 500 lít hóa chất để người dân tiến hành tiêu độc, khử trùng, vệ sinh chuồng trại. Việc khuyến cáo người chăn nuôi nên áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, cũng như tăng thêm khẩu phần ăn đảm bảo chất dinh dưỡng cho đàn vật nuôi cũng được địa phương tích cực triển khai.
Cũng theo ông Đức, bên cạnh nỗ lực của Trạm Thú y, trong mùa mưa, người dân cũng phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi vật nuôi. Nếu phát hiện đàn vật nuôi có dấu hiệu bất thường thì báo ngay cho cán bộ thú y xã, phường, chính quyền địa phương để có những biện pháp xử lý kịp thời.
Có thể bạn quan tâm

Thọ Xuân là huyện nằm trong tốp đầu về sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Để nông nghiệp phát triển theo hướng hàng hóa, nâng cao giá trị và chất lượng nông sản, huyện đã xây dựng được các vùng sản xuất chuyên canh, với vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng và hiệu quả cao lên tới 6.500 ha, năng suất bình quân đạt 70 tạ/ha/năm; vùng mía có diện tích 3.526 ha, sản lượng mỗi năm đạt hơn 200.000 tấn; vùng cao su với diện tích gần 900 ha.

Ths Nguyễn Văn Tạo, Trưởng phòng Sản xuất hạt giống (Viện Lúa ĐBSCL), cho biết, trong những ngày qua đại diện các DN, đại lý bán giống và nông dân trong vùng liên tục đến liên hệ đặt mua lúa giống. Xu hướng chọn giống sản xuất cho vụ ĐX sắp tới đang chuyển hướng theo nhu cầu thị trường gạo hạt dài, mềm cơm. Các DN và nông dân chủ yếu đặt hàng những giống lúa chất lượng cao, lúa thơm.

Hôm thứ Ba, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha đã công bố kết quả của cuộc thanh tra gạo trên toàn quốc do thư ký thường trực Văn phòng Thủ tướng Panadda Diskul dẫn đầu tiến hành cho thấy chỉ có 10% trong tổng số 18 triệu tấn gạo lưu kho quốc gia là có chất lượng tốt, Bưu điện Bangkok đưa tin.

Theo Ban chỉ đạo Ngăn chặn việc đưa tạp chất vào nguyên liệu thủy sản tỉnh Kiên Giang, trong năm 2013, các ngành chức năng đã thành lập 4 Đoàn kiểm tra liên ngành để kiểm tra, ngăn chặn và xử phạt các trường hợp đưa tạp chất vào tôm.

Những hộ nông dân này vốn đã áp dụng tiêu chuẩn của Metro trong nuôi thủy sản, với các đối tượng nuôi gồm: ếch ở Đồng Tháp, lươn và cá điêu hồng tại Cần Thơ, cá lóc tại Vĩnh Long.