Đắk Lắk trồng tiêu ồ ạt, không đảm bảo tính bền vững

Tỉnh Đắk Lắk hiện có trên 16.000 ha hồ tiêu, sản lượng gần 25.000 tấn, tập trung ở các huyện Ea Hleo, Chư Quynh, Krông Năng, Ea Kar. Với giá tiêu hạt ổn định ở mức cao, trên 150.000 đồng/kg, việc trồng tiêu tại tỉnh vẫn đang tăng ồ ạt, nhưng không đảm bảo tính bền vững. Quá trình chọn giống, cách trồng, chăm sóc chưa hợp lý, nên các loại sâu bệnh hại trên cây tiêu phát triển mạnh khiến cho nhiều vườn tiêu chết hàng loạt. Chỉ trong năm 2014, toàn tỉnh đã có 1.300 ha tiêu bị bệnh vàng lá và các bệnh chết nhanh, chết chậm, gây thiệt hại lớn đối với người trồng.
Tại hội thảo, các đại biểu đã nêu những bất cập trong việc phát triển cây tiêu hiện nay; cán bộ nông nghiệp ở các huyện đi đầu về trồng tiêu như Chư Quynh, Ea Kar cũng chia sẻ những kinh nghiệm và giải pháp của địa phương trong quá trình phát triển cây tiêu theo hướng bên vững, đó là sử dụng các loại cây sống làm trụ tiêu; đào mương trong vườn để tăng độ thoáng cho đất trong mùa mưa, giảm nguy cơ bệnh hại.
Ông Y Ghi Niê, Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đăk Lắk cho biết, trên cơ sở các kết quả từ hội thảo này, đơn vị sẽ tham mưu cho tỉnh về kế hoạch định hướng phát triển cây hồ tiêu trong thời gian tới. Trồng tiêu cố gắng chọn giống tiêu thật chất lượng; chăm sóc giảm bớt lượng phân hóa học...
Có thể bạn quan tâm

Hiện, nhiều nông dân huyện Châu Thành (An Giang) tận dụng khuôn viên nhà ở nuôi ba ba bán con giống và bán thịt. Nông dân Nguyễn Văn Xuẩn (ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Hanh) xây 3 bồn trong hầm quanh nhà nuôi 400 con ba ba, mỗi bồn diện tích 15m² chứa khoảng 150 con. Ông cho biết, cứ 20 tháng bán ra một đợt.

Đến xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên (Yên Bái) vào những ngày giữa tháng Bảy, đi đến đâu cũng bắt gặp không khí nhộn nhịp, người bán người mua măng tre Bát Độ.

Theo báo cáo của Chi cục Thú y tỉnh Hà Tĩnh đến nay toàn tỉnh có 17,16 ha diện tích nuôi tôm bị bệnh đốm trắng tại hai huyện Kỳ Anh và Lộc Hà, thiệt hại hơn 400 vạn con giống.

Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ đã nghiên cứu thành công quy trình cho sinh sản nhân tạo, ấp nở và ương nuôi cá bột đối với nguồn cá đối bố mẹ thành thục được chọn từ tự nhiên. Theo TS Lê Quốc Việt cùng nhóm cộng sự, cá đối mẹ có trọng lượng 250g, cho đẻ trên 300.000 trứng, tỷ lệ nở khoảng 50%. Cá bột lớn nhanh, đạt kích cỡ 1,1 - 1,3cm và tỷ lệ sống 20% - 40% sau ba tuần tuổi.

Từng niên vụ, tổ luôn bám sát các bộ giống thích nghi do Cục Khuyến nông khuyến cáo; phối hợp chặt chẽ với trung tâm giống nông nghiệp sở tại và tiến hành nhân giống lúa cấp xác nhận phục vụ nhu cầu sản xuất.