Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đắk Lắk trồng tiêu ồ ạt, không đảm bảo tính bền vững

Đắk Lắk trồng tiêu ồ ạt, không đảm bảo tính bền vững
Ngày đăng: 20/04/2015

Tỉnh Đắk Lắk hiện có trên 16.000 ha hồ tiêu, sản lượng gần 25.000 tấn, tập trung ở các huyện Ea Hleo, Chư Quynh, Krông Năng, Ea Kar. Với giá tiêu hạt ổn định ở mức cao, trên 150.000 đồng/kg, việc trồng tiêu tại tỉnh vẫn đang tăng ồ ạt, nhưng không đảm bảo tính bền vững. Quá trình chọn giống, cách trồng, chăm sóc chưa hợp lý, nên các loại sâu bệnh hại trên cây tiêu phát triển mạnh khiến cho nhiều vườn tiêu chết hàng loạt. Chỉ trong năm 2014, toàn tỉnh đã có 1.300 ha tiêu bị bệnh vàng lá và các bệnh chết nhanh, chết chậm, gây thiệt hại lớn đối với người trồng.

Tại hội thảo, các đại biểu đã nêu những bất cập trong việc phát triển cây tiêu hiện nay; cán bộ nông nghiệp ở các huyện đi đầu về trồng tiêu như Chư Quynh, Ea Kar cũng chia sẻ những kinh nghiệm và giải pháp của địa phương trong quá trình phát triển cây tiêu theo hướng bên vững, đó là sử dụng các loại cây sống làm trụ tiêu; đào mương trong vườn để tăng độ thoáng cho đất trong mùa mưa, giảm nguy cơ bệnh hại.

Ông Y Ghi Niê, Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Đăk Lắk cho biết, trên cơ sở các kết quả từ hội thảo này, đơn vị sẽ tham mưu cho tỉnh về kế hoạch định hướng phát triển cây hồ tiêu trong thời gian tới. Trồng tiêu cố gắng chọn giống tiêu thật chất lượng; chăm sóc giảm bớt lượng phân hóa học...


Có thể bạn quan tâm

Ấm no nhờ nuôi bò luân chuyển Ấm no nhờ nuôi bò luân chuyển

Nhằm giúp các hộ nghèo có điều kiện phát triển kinh tế, từ nguồn vốn tài trợ của Hội Chữ thập đỏ Singapore, nguồn vốn 30a và sự đóng góp của một số cá nhân với tổng số tiền 2 tỷ đồng, năm 2014, huyện Mường Ảng (Điện Biên) đã mua 145 con bò sinh sản hỗ trợ cho 145 hộ nghèo của 2 xã Ẳng Cang và Ẳng Nưa.

31/08/2016
Vươn lên từ mô hình chăn nuôi lợn Vươn lên từ mô hình chăn nuôi lợn

Với sự cần cù, chịu khó và quyết tâm vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương, vợ chồng anh Nguyễn Tư (52 tuổi) và chị Trần Thị Hoa (50 tuổi) ở thôn Lễ Môn, xã Gio Phong, huyện Gio Linh (Quảng Trị) đã có thu nhập khá cao từ mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm.

01/10/2016
Trồng dừa xiêm lùn trên cát, nhàn nhã thu tiền Trồng dừa xiêm lùn trên cát, nhàn nhã thu tiền

Nhiều người gọi hai ông Lê Xuân Bá (sinh năm 1957) và Nguyễn Văn Dậu (sinh năm 1956, cùng trú thôn Tăng Long 2, xã Tam Quan Nam, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) là những lão gàn vì đã liều mình “ném” hàng trăm triệu đồng để trồng dừa xiêm lùn da xanh trên vùng cát ven biển...

12/10/2016
Làm giàu nhờ trồng rau an toàn trái mùa Làm giàu nhờ trồng rau an toàn trái mùa

Được học nghề, có nguồn tiêu thụ lâu dài, nhiều phụ nữ vùng Tây Bắc đã làm giàu nhờ trồng rau an toàn trái mùa.

12/10/2016
Cơ ngơi bạc tỷ của nông dân U60 Cơ ngơi bạc tỷ của nông dân U60

Từ nghèo khó, bà Lê Thị Kim Liên (thôn 17, xã Nhân Cơ, huyện Đăk R’Lấp, Đăk Nông) đã có cơ ngơi bạc tỷ. Bí quyết của nông dân U60 này chính là mô hình đa canh, đa con để sẵn sàng “đối mặt” với bấp bênh của thị trường nông sản.

12/10/2016