Đắk Lắk thành lập 6 tổ chỉ đạo phòng chống bệnh chết nhanh chết chậm trên cây hồ tiêu
Các tổ chỉ đạo đã tiến hành phân công nhiệm vụ cho các thành viên phụ trách từng xã, phường để triển khai các văn bản chỉ đạo phòng chống dịch bệnh chết nhanh chết chậm trên cây tiêu;
Tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn bà con nông dân thực hiện quy trình phòng chống dịch bệnh của Cục bảo vệ thực vật…
Riêng huyện Cư Kuin, vùng trọng điểm hồ tiêu của toàn tỉnh đã phát động Tháng phòng chống dịch bệnh chết nhanh chết chậm trên cây hồ tiêu; xây dựng 2 mô hình phòng chống dịch bệnh trên cây hồ tiêu (6 ha) với tổng kinh phí hơn 52 triệu đồng.
Cán bộ phòng NN-PTNT huyện Cư Kuin kiểm tra thực địa tại một vườn tiêu tại xã Ea Ning
Có thể bạn quan tâm

Chị Ba, cư ngụ tại ấp II (Thạnh Lộc, Cai Lậy, Tiền Giang) thở dài, nói: “Sau một thời gian suy nghĩ, đắn đo lợi hại, cuối cùng tôi đã phải đứt ruột bỏ ra 20 triệu đồng thuê cơ giới san lấp 4.000 m2 (4 công đất) ao ương cá tra giống để tái trồng lúa trong vụ đông xuân 2013 - 2014 tới”.

Chiều 18.9, ông Nguyễn Thế Linh, Phó Chủ tịch UBND xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn (Bình Định), cho biết: Mưa lớn kéo dài suốt 5 ngày qua kết hợp với nước từ thượng nguồn đổ về với lưu lượng lớn khiến nhiều diện tích hồ tôm nuôi của 15 hộ dân tại thôn Công Lương bị vỡ bờ bao và ngập úng nặng. Qua thống kê, hiện có 15 hồ nuôi với diện tích 4,5 ha trên địa bàn chịu ảnh hưởng, ước tính thiệt hại gần 3 tỉ đồng.

Đó là anh Bùi Sĩ Ngọc ở thôn Văn Quang, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước (Bình Định). Cơ sở của anh chuyên ấp nở vịt xiêm và gà ta, với quy mô 2 lò ấp theo chu kỳ 5 ngày ấp nở được 1 lứa, sản xuất ra 5.000 con giống.

Mấy ngày qua, tình hình giá cá tra chẳng mấy khả quan khi chỉ khoảng 20.000 đồng/kg dưới giá thành sản xuất từ 4.000-5.000 đồng/kg, trong khi vật giá đều nằm ở mức cao, khiến ngư dân “oằn lưng” chịu lỗ. Hàng loạt ao hầm tiếp tục bị “treo”, do người nuôi không còn vốn để tái đầu tư. Nhiều hộ, phải “nhường sân” cho doanh nghiệp hoặc các đại gia thuê nuôi cá tra.

Đó là mô hình nuôi gà ri trên nền “Đệm lót sinh thái” của chị Đoàn Thị Kim Uyên, ở ấp Phú Lợi B (Phú Kiết, Chợ Gạo - Tiền Giang) đã áp dụng có hiệu quả kinh tế cao trong những năm qua, đặc biệt tránh được mùi hôi thối và không ô nhiễm môi trường chung quanh, điều mà từ lâu nay hộ chăn nuôi nào cũng mong muốn.