Đắk Lắk thành lập 6 tổ chỉ đạo phòng chống bệnh chết nhanh chết chậm trên cây hồ tiêu
Các tổ chỉ đạo đã tiến hành phân công nhiệm vụ cho các thành viên phụ trách từng xã, phường để triển khai các văn bản chỉ đạo phòng chống dịch bệnh chết nhanh chết chậm trên cây tiêu;
Tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn bà con nông dân thực hiện quy trình phòng chống dịch bệnh của Cục bảo vệ thực vật…
Riêng huyện Cư Kuin, vùng trọng điểm hồ tiêu của toàn tỉnh đã phát động Tháng phòng chống dịch bệnh chết nhanh chết chậm trên cây hồ tiêu; xây dựng 2 mô hình phòng chống dịch bệnh trên cây hồ tiêu (6 ha) với tổng kinh phí hơn 52 triệu đồng.
Cán bộ phòng NN-PTNT huyện Cư Kuin kiểm tra thực địa tại một vườn tiêu tại xã Ea Ning
Có thể bạn quan tâm

Từ ngày 26-29/6/2013, tại Cẩm Phả, Quảng Ninh, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã phối hợp với Trường Cao đẳng Thủy sản tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cá sủ đất cho cán bộ khuyến nông và cộng tác viên khuyến nông cấp tỉnh. Học viên đến từ các tỉnh/thành phố có lợi thế phát triển về ngư nghiệp như: Hải Phòng, Quảng Ninh và Thanh Hóa.

Trong những năm qua, một số gia đình giàu lên nhờ nuôi con đặc sản đúng thời điểm. Thế nhưng, thời gian gần đây, khi con đặc sản được nuôi với số lượng nhiều, thị trường tiêu thụ giảm đã khiến cho không ít hộ gia đình phải chịu cảnh ế ẩm, thua lỗ nặng nề…

Với ý chí và lòng quyết tâm của chàng trai trẻ Dương Quốc Trung, 33 tuổi ở tiểu khu Thạch Lý, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình đã xây dựng thành công mô hình nuôi rắn hổ mang và là người duy nhất nuôi “rắn độc” ở huyện Đà Bắc. Mỗi năm anh xuất bán 3 tạ rắn, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.

Mặc dù giá các sản phẩm chăn nuôi đã tăng nhẹ trong hơn 1 tháng qua nhưng ngành chăn nuôi vẫn đang phải đối mặt với tình trạng càng nuôi càng lỗ.

Ông Lê Hồng Duyên ở thôn Bồng Lai (Hiệp Thạnh, Đức Trọng, Lâm Đồng) đang trở thành một “địa chỉ cầu nối ”cho người nông dân quanh vùng đến trao đổi kinh nghiệm nuôi bò sữa, đầu tư trang bị máy vắt sữa, hợp tác tiêu thụ ổn định, lâu dài sản phẩm sữa bò tươi.