Đăk Lắk tăng hiệu quả kinh tế từ chuyển đổi cây trồng

Chỉ riêng tại xã Hòa Hiệp, người dân đã chuyển gần 100 ha đất lúa sang trồng bí xanh, bí đỏ, dưa hấu, ngô lai… nên không những tránh được hạn hán, mà còn cho thu nhập cao hơn.
Điển hình như gia đình anh Nguyễn Hữu Minh, ở thôn Đông Sơn, xã Hòa Hiệp, với 1 ha đất chuyển đổi trồng nhiều loại rau quả khác nhau, anh đã thu được hơn 50 triệu đồng, gấp đôi so với trồng lúa.
“Làm lúa đạt sản lượng cao nhất tổng thu mới được 25 - 30 triệu đồng/ha; trong khi trồng rau quả, một sào cũng đạt được 9 triệu đồng. Mặt khác, trồng rau quả đỡ vất vả hơn, thời gian cũng ngắn hơn, chỉ cần đòi hỏi kỹ thuật một chút nhưng lợi nhuận mang lại cao hơn nhiều so với trồng lúa”, anh Minh cho biết.
Năm thứ hai chuyển đổi cây trồng tránh hạn thành công, bà Đỗ Thị Bạch Yến, ở xã Hòa Hiệp, huyện Cư Kuin cho biết, trời nắng nên dưa, bí được mùa, gia đình bà cũng như người dân ở đây đều có lãi lớn.
“Khí hậu năm nay ít lạnh hơn, cùng với việc giá cả ổn định và tăng cao hơn năm ngoái. Năm ngoái giá dưa, bí chỉ đạt 3.200 đồng/kg nhưng sang năm nay đã bán được 5.100 đồng/kg, khiến bà con phấn khởi hơn.
Có thể bạn quan tâm

Tháng 3 năm nay, cùng với nhiều DN khác, DNTN Thanh Lịch (Đồng Tháp) đã tham gia đấu thầu cung ứng gạo cho chương trình mua gạo dự trữ quốc gia (kế hoạch 2014). Chương trình do các Cục Dự trữ Nhà nước trực thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước thực hiện.

Ông Phạm Văn Châu, Phó chủ tịch UBND xã Tam Giang (H.Núi Thành, Quảng Nam), cho biết những ngày gần đây nhiều tàu câu mực khơi tại địa phương sau khi cập bến đã xuất đi hàng trăm tấn mực khô với giá khá cao.

Gạo phẩm cấp trung bình từ 15 - 20% tấm vẫn đang là chủng loại gạo xuất khẩu chủ lực của Việt Nam khi đạt trên 306 ngàn tấn trong tháng 6 (chiếm 45,72%), tiếp đó là gạo chất lượng cao 3-10% tấm (trên 151 ngàn tấn; 22,52%), gạo thơm gần 102 ngàn tấn (15,2%)…

Năm 2011, gia đình ông Nguyễn Trung Thành ở thôn 6, xã Đắk Wer (Đắk R’lấp) đã đầu tư vốn nuôi bò. Những năm đầu, nuôi bò sinh sản; nhưng sau khi đi tìm hiểu về cách chăn nuôi bò ở các hộ làm ăn hiệu quả, ông đã mạnh dạn chuyển sang hướng vỗ béo bò thịt.

Trong đó, có 9 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (69,15ha) được chứng nhận GlobalGAP/ASC, 2 cơ sở sản xuất giống cá tra được chứng nhận GlobalGAP (diện tích 6,3ha), 3 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (8,4ha) được chứng nhận VietGAP và 1 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (3ha) được chứng nhận BMP.