Đăk Lắk tăng hiệu quả kinh tế từ chuyển đổi cây trồng

Chỉ riêng tại xã Hòa Hiệp, người dân đã chuyển gần 100 ha đất lúa sang trồng bí xanh, bí đỏ, dưa hấu, ngô lai… nên không những tránh được hạn hán, mà còn cho thu nhập cao hơn.
Điển hình như gia đình anh Nguyễn Hữu Minh, ở thôn Đông Sơn, xã Hòa Hiệp, với 1 ha đất chuyển đổi trồng nhiều loại rau quả khác nhau, anh đã thu được hơn 50 triệu đồng, gấp đôi so với trồng lúa.
“Làm lúa đạt sản lượng cao nhất tổng thu mới được 25 - 30 triệu đồng/ha; trong khi trồng rau quả, một sào cũng đạt được 9 triệu đồng. Mặt khác, trồng rau quả đỡ vất vả hơn, thời gian cũng ngắn hơn, chỉ cần đòi hỏi kỹ thuật một chút nhưng lợi nhuận mang lại cao hơn nhiều so với trồng lúa”, anh Minh cho biết.
Năm thứ hai chuyển đổi cây trồng tránh hạn thành công, bà Đỗ Thị Bạch Yến, ở xã Hòa Hiệp, huyện Cư Kuin cho biết, trời nắng nên dưa, bí được mùa, gia đình bà cũng như người dân ở đây đều có lãi lớn.
“Khí hậu năm nay ít lạnh hơn, cùng với việc giá cả ổn định và tăng cao hơn năm ngoái. Năm ngoái giá dưa, bí chỉ đạt 3.200 đồng/kg nhưng sang năm nay đã bán được 5.100 đồng/kg, khiến bà con phấn khởi hơn.
Có thể bạn quan tâm

Rộng khoảng 3 ha với tường rào bao quanh từ trước ra sau; có hệ thống nhà nuôi gà nối với nhau; có xưởng chế biến thức ăn, lò ấp; những ngôi nhà cấp 4 dành cho công nhân ở và sinh hoạt… là những điều kiện không phải trang trại chăn nuôi nào cũng đạt được như của trang trại nuôi gà đẻ trứng Trường Giang (thôn Đoàn Kết, xã Ea Tyh, huyện Ea Kar, Dak Lak).

Khoai tây là cây trồng trong vụ đông có năng suất ổn định và có giá trị kinh tế cao, là nguồn nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp chế biến. Tuy nhiên, trong những năm gần đây diện tích trồng khoai tây có xu thế tăng chậm, nguyên nhân chính là nguồn lao động trong nông thôn ngày một giảm do chuyển sang kinh doanh dịch vụ hay đi lao động ở các ngành nghề khác. Mặt khác chi phí sản xuất trồng khoai tây thường cao, nhất là khâu làm đất, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh. Đặc biệt, những năm gần đây nhiều hộ nông dân không dùng rơm rạ phục vụ đời sống dân sinh, rơm rạ cũng ít được sử dụng làm phân hữu cơ. Xuất phát từ thực tế đó, vụ đông năm 2011 Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Hưng Yên đã triển khai mô hình trồng khoai tây bằng phương pháp làm đất tối thiểu có che phủ rơm rạ, góp phần giải quyết những khó khăn trên.

Sau hơn 1 năm thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) về cây trồng, vật nuôi và thủy sản theo Quyết định 315 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội đã bước đầu đạt được những kết quả đáng mừng...

Ông Nguyễn Vân Thanh, Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Kiên Giang cho biết, từ đầu năm 2013 đến nay, các huyện thuộc vùng U Minh Thượng rộ lên phong trào nuôi tôm sú "châu Phi". Giống này được các cơ sở tôm giống bán với giá rất cao (75 đồng/con, cao hơn từ 25 - 30 đồng/con so với tôm giống bình thường), kèm theo những lời quảng cáo về sức đề kháng bệnh, tốc độ sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của loại tôm này.

Do lũ rút, cua đồng ít dần nên giá cua tại các chợ huyện, thị, thành ở tỉnh An Giang đã tăng đáng kể. Cụ thể giá cua từ 50.000 - 70.000 đồng/kg, còn càng cua giá 120.000 - 160.000 đồng/kg.