Đắk Lắk Nuôi Cừu Lấy Thịt Một Mô Hình Làm Kinh Tế Manh Nha Phát Triển

Thời gian gần đây, mô hình nuôi cừu lấy thịt đã được nhiều hộ dân trong tỉnh Đắk Lắk quan tâm và đạt được những thành công, bước đầu đem lại hiệu quả trong phát triển kinh tế hộ gia đình.
Gia đình anh Tô Đức Hòa, xã Ea Knuếc (huyện Krông Pak), được xem là người tiên phong trong việc nuôi cừu tại Dak Lak. Đi tham quan và học hỏi ở nhiều nơi, thấy ở Ninh Thuận nhiều người nuôi cừu và đem lại hiệu quả kinh tế cao, nên anh chú tâm nghiên cứu kỹ lưỡng và mang về nuôi giống cừu lấy thịt ngay tại trang trại của gia đình.
Đến năm 2006, khi giá cừu và dê xuống thấp, nhiều người bỏ đàn nhưng anh vẫn kiên trì nuôi. Anh Hòa cho biết, kinh nghiệm sau bao năm làm nông nghiệp phải xác định rõ là giá cả lúc lên, lúc xuống nên chắc chắn giá thịt cừu sẽ lên lại.
Quả thật, từ năm 2009 đến nay, thịt cừu đã trở nên phổ biến đặc biệt là được tiêu thụ mạnh ở Đà Nẵng cũng như các tỉnh phía Nam, do vậy giá thịt cừu liên tục tăng và ổn định ở mức khá cao. Hiện thịt cừu có giá trung bình 100.000 đồng/kg.
Cừu có thời gian sinh trưởng nhanh, chỉ sau 8 - 9 tháng là bắt đầu sinh; và nuôi thương phẩm thì chỉ 5 - 6 tháng đạt trọng lượng khoảng 20 kg là có thể xuất bán.... Đàn cừu của gia đình anh Hòa hiện có 70 con, mỗi một lứa như vậy anh chỉ xuất gần nửa đàn, còn lại để gây giống, anh cũng thu vào gần trăm triệu đồng.
Được biết, giá cừu giống không quá cao, chỉ khoảng trên 2 triệu đồng/con. Cừu có tính bầy đàn cao, thường đi kiếm ăn theo đàn nên người chăn nuôi rất dễ quản lý.
Chúng cũng là loài dễ nuôi, mau lớn, ít tốn công chăm sóc, ít bệnh tật, chuồng trại lại đơn giản. Thức ăn của cừu rất đa dạng từ các loại cỏ, lá cây..., đến các loại phụ phẩm nông nghiệp... tuy nhiên, thức ăn thô vẫn là chủ yếu.
Với những lợi thế như vậy, việc nuôi cừu đang được rất nhiều người dân trong tỉnh quan tâm, học hỏi và đã manh nha phát triển ở một số huyện như: Krông Pak, Cư Kuin, Krông Bông. Đây đã trở thành mô hình xóa đói giảm nghèo hiệu quả. Đơn cử như hộ anh Nguyễn Công Thanh, ở thôn 15, xã Ea Ning (huyện Cư Kuin) cũng bắt đầu nuôi cừu lấy thịt từ năm 2012. Hiện đàn của gia đình anh Thanh cũng đã lên đến 40 con.
Anh Thanh cho biết, từ khi biết được về nuôi cừu, gia đình anh đã có thêm một nguồn thu nhập đáng kể. Theo anh Thanh, mỗi năm cừu sinh sản 2 lứa, mỗi lứa 1 con, nhưng cái hay ở chỗ là sinh sản tập trung trong thời gian ngắn, nên không tốn nhiều công chăm sóc. Nuôi cừu về cơ bản thì dễ hơn dê vì cừu là loài động vật rất dễ ăn, sức đề kháng lại cao, ít bị bệnh.
Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Hoa Quỳ, Trưởng Phòng Chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, việc phát triển nuôi cừu lấy thịt không nằm trong chương trình trọng tâm, trọng điểm của tỉnh. Các mô hình hiện tại được người dân tự tham quan, học hỏi và phát triển tại hộ gia đình.
Vì vậy, bà con nông dân cần nghiên cứu kỹ về cách thức chăn nuôi, đề phòng dịch bệnh. Quan trọng hơn, bà con cần có những phương án phát triển lâu dài để tránh tình trạng: khi giá lên thì phát triển tràn lan còn giá xuống thì bỏ đàn.
Có thể bạn quan tâm

Theo nhiều người dân, chưa có lúc nào các loại cá đồng ở Hậu Giang lại cao như thời điểm hiện nay. Cụ thể, giá cá lóc loại lớn lên đến 120.000 đồng/kg, tăng 30.000 - 40.000 đồng/kg so với cùng kỳ; cá trê vàng từ 90.000 - 100.000 đồng/kg, tăng 20.000 đồng/kg. Các loại cá khác, cua, ếch đều tăng cao so với cùng kỳ. Điều đáng chú ý, mọi năm thường vào thời điểm này cá đồng được bày bán tại các chợ khá nhiều, nhưng năm nay nhiều điểm chợ không thấy bán cá đồng, hoặc có thì đa phần chỉ là cá nhỏ.

"Chỉ việc thả những chiếc bóng xuống lòng biển để dụ mực lá vào đẻ trứng, thế là có thu hoạch”, ngư dân Đặng Văn Tý - tổ dân phố Hòa Do 5B (phường Cam Phúc Bắc, TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) chia sẻ về công việc bẫy mực, khiến chúng tôi không khỏi tò mò về cái nghề tưởng như làm chơi ăn thật này.
Với vị trí đầu nguồn, người dân huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) đã biết khai thác nuôi các loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá tra, cá ba sa… Thời gian qua, yếu tố cung cầu của thị trường xuất khẩu bất lợi khiến giá các loại thủy sản này không còn sức hấp dẫn. Trước tình hình mới, anh Trương Văn Điền (xã Phú Thuận B, huyện Hồng Ngự) quyết định tìm hướng đi riêng với mô hình nuôi cá lăng nha.

Sáng ngày 4/9, tại hộ anh Nguyễn Văn Thương, ấp 2 xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, TP HCM. Trung tâm Khuyến nông TP cùng Trạm khuyến nông Bình Chánh –Bình Tân thuộc Trung tâm Khuyến nông TP đã tổ chức buổi lượng giá "Mô hình nuôi cá chép Koi". Đến tham dự có ông Võ Ngọc Anh, Giám đốc Trung tâm; đại diện các phòng ban Trung tâm, các cán bộ kỹ thuật của trạm, cùng đông đảo bà con mong muốn tham gia nuôi cá cảnh trên địa bàn.
Cua đồng bắt đầu có nhiều từ đầu tháng 5 âm lịch đến cuối tháng 10 âm lịch hàng năm. Các vựa hiện nay thu mua cua đồng từ các nông dân đi đặt lọp; các cánh đồng Campuchia về phân loại và bán ra thị trường.