Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đắk Lắk Nuôi Cừu Lấy Thịt Một Mô Hình Làm Kinh Tế Manh Nha Phát Triển

Đắk Lắk Nuôi Cừu Lấy Thịt Một Mô Hình Làm Kinh Tế Manh Nha Phát Triển
Ngày đăng: 21/08/2014

Thời gian gần đây, mô hình nuôi cừu lấy thịt đã được nhiều hộ dân trong tỉnh Đắk Lắk quan tâm và đạt được những thành công, bước đầu đem lại hiệu quả trong phát triển kinh tế hộ gia đình.

Gia đình anh Tô Đức Hòa, xã Ea Knuếc (huyện Krông Pak), được xem là người tiên phong trong việc nuôi cừu tại Dak Lak. Đi tham quan và học hỏi ở nhiều nơi, thấy ở Ninh Thuận nhiều người nuôi cừu và đem lại hiệu quả kinh tế cao, nên anh chú tâm nghiên cứu kỹ lưỡng và mang về nuôi giống cừu lấy thịt ngay tại trang trại của gia đình.

Đến năm 2006, khi giá cừu và dê xuống thấp, nhiều người bỏ đàn nhưng anh vẫn kiên trì nuôi. Anh Hòa cho biết, kinh nghiệm sau bao năm làm nông nghiệp phải xác định rõ là giá cả lúc lên, lúc xuống nên chắc chắn giá thịt cừu sẽ lên lại.

Quả thật, từ năm 2009 đến nay, thịt cừu đã trở nên phổ biến đặc biệt là được tiêu thụ mạnh ở Đà Nẵng cũng như các tỉnh phía Nam, do vậy giá thịt cừu liên tục tăng và ổn định ở mức khá cao. Hiện thịt cừu có giá trung bình 100.000 đồng/kg.

Cừu có thời gian sinh trưởng nhanh, chỉ sau 8 - 9 tháng là bắt đầu sinh; và nuôi thương phẩm thì chỉ 5 - 6 tháng đạt trọng lượng khoảng 20 kg là có thể xuất bán.... Đàn cừu của gia đình anh Hòa hiện có 70 con, mỗi một lứa như vậy anh chỉ xuất gần nửa đàn, còn lại để gây giống, anh cũng thu vào gần trăm triệu đồng.

Được biết, giá cừu giống không quá cao, chỉ khoảng trên 2 triệu đồng/con. Cừu có tính bầy đàn cao, thường đi kiếm ăn theo đàn nên người chăn nuôi rất dễ quản lý.

Chúng cũng là loài dễ nuôi, mau lớn, ít tốn công chăm sóc, ít bệnh tật, chuồng trại lại đơn giản. Thức ăn của cừu rất đa dạng từ các loại cỏ, lá cây..., đến các loại phụ phẩm nông nghiệp... tuy nhiên, thức ăn thô vẫn là chủ yếu.

Với những lợi thế như vậy, việc nuôi cừu đang được rất nhiều người dân trong tỉnh quan tâm, học hỏi và đã manh nha phát triển ở một số huyện như: Krông Pak, Cư Kuin, Krông Bông. Đây đã trở thành mô hình xóa đói giảm nghèo hiệu quả. Đơn cử như hộ anh Nguyễn Công Thanh, ở thôn 15, xã Ea Ning (huyện Cư Kuin) cũng bắt đầu nuôi cừu lấy thịt từ năm 2012. Hiện đàn của gia đình anh Thanh cũng đã lên đến 40 con.

Anh Thanh cho biết, từ khi biết được về nuôi cừu, gia đình anh đã có thêm một nguồn thu nhập đáng kể. Theo anh Thanh, mỗi năm cừu sinh sản 2 lứa, mỗi lứa 1 con, nhưng cái hay ở chỗ là sinh sản tập trung trong thời gian ngắn, nên không tốn nhiều công chăm sóc. Nuôi cừu về cơ bản thì dễ hơn dê vì cừu là loài động vật rất dễ ăn, sức đề kháng lại cao, ít bị bệnh.

Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Hoa Quỳ, Trưởng Phòng Chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, việc phát triển nuôi cừu lấy thịt không nằm trong chương trình trọng tâm, trọng điểm của tỉnh. Các mô hình hiện tại được người dân tự tham quan, học hỏi và phát triển tại hộ gia đình.

Vì vậy, bà con nông dân cần nghiên cứu kỹ về cách thức chăn nuôi, đề phòng dịch bệnh. Quan trọng hơn, bà con cần có những phương án phát triển lâu dài để tránh tình trạng: khi giá lên thì phát triển tràn lan còn giá xuống thì bỏ đàn.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi Trồng Thủy Sản Đồng Bằng Sông Cửu Long Kẻ Lấp, Người Đào Nuôi Trồng Thủy Sản Đồng Bằng Sông Cửu Long Kẻ Lấp, Người Đào

Trong khi nông dân ương cá tra giống ở ĐBSCL quyết định lấp ao do giá cá rớt mạnh, không còn vốn duy trì sản xuất, thì phong trào đào ao từ đất ruộng để nuôi cá lóc lại phát triển rầm rộ, dù đầu ra sản phẩm vẫn còn là câu hỏi lớn.

30/07/2013
Cựu Chiến Binh Nguyễn Thành Nga Làm Kinh Tế Giỏi Cựu Chiến Binh Nguyễn Thành Nga Làm Kinh Tế Giỏi

Được sự giới thiệu của Hội Nông dân xã Bắc Phong, huyện Thuận Bắc, chúng tôi tìm đến gia đình ông Nguyễn Thành Nga nông dân sản xuất giỏi của địa phương.

30/07/2013
Đổi Thay Từ Những Mô Hình Kinh Tế Đổi Thay Từ Những Mô Hình Kinh Tế

Phước Chiến là xã đặc biệt khó khăn của huyện Thuận Bắc với trên 98% là đồng bào dân tộc Raglai. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp có đến ¾ là đồi dốc, dễ bị xói mòn nên canh tác rất khó khăn. Được sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, những đề án, mô hình hỗ trợ phát triển kinh tế đã phát huy hiệu quả, đem lại sự đổi thay ấm no cho nhân dân Phước Chiến.

30/07/2013
Pinăng Xuân Làm Kinh Tế Giỏi Pinăng Xuân Làm Kinh Tế Giỏi

Hơn 10 năm trước, trong khi các hộ dân ở địa phương còn mang nặng tập quán sản xuất lạc hậu, thì anh đã nghĩ đến việc mở rộng đất đai phát triển sản xuất. Ý chí và quyết tâm của anh mang lại những thành công ngoài mong đợi. Điều này thể hiện ở chỗ, dù thời tiết khô hạn, nhưng chưa có vụ nào anh bỏ đất hoang.

30/07/2013
Tác Động Từ Liên Minh Trồng Táo Văn Hải Tác Động Từ Liên Minh Trồng Táo Văn Hải

Chúng tôi về phường Văn Hải (Phan Rang-Tháp Chàm) khi nơi đây vừa diễn ra Hội nghị tổng kết 2 năm hoạt động của Liên minh trồng táo Văn Hải do Ban Quản lý Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (CTNN) tỉnh tổ chức.

30/07/2013