Đắk Lắk khuyến cáo người dân thận trọng khi trồng mắc ca
Trên cơ sở đánh giá và định hướng về phát triển cây mắc ca, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trước mắt cần chỉ đạo, tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến về các nội dung liên quan đến cây mắc ca cho người dân trên địa bàn biết và thực hiện, đặc biệt cần khuyến cáo chưa nên trồng cây mắc ca tập trung, trồng thay thế các loại cây trồng khác hiện nay.
Cây mắc ca là cây trồng mới, chưa đủ cơ sở đánh giá một cách chính xác và toàn diện, các mô hình trồng khảo nghiệm chưa cho sản lượng ổn định, chưa có quy hoạch chi tiết để xác định rõ địa điểm và diện tích cây trồng, chưa có cơ sở chế biến, bảo quản theo tiêu chuẩn, thị trường trong nước chưa hình thành và cũng chưa xác định thị trường xuất khẩu tiềm năng, chưa phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Hơn nữa đây là cây trồng dài ngày, sau 7 năm mới cho thu hoạch, suất đầu tư lớn, khả năng rủi ro trong sản xuất cao.
Việc phát triển trồng cây mắc ca đại trà ngoài việc căn cứ vào quy hoạch chi tiết, người trồng cần phải gắn với doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nhằm đảm bảo phát triển sản xuất theo chuỗi sản phẩm từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ thì mới đảm bảo hiệu quả kinh tế bền vững.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk cũng đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố trước mắt khuyến cáo người dân nên trồng thử nghiệm, trồng xen trong vườn hộ và chỉ trồng các giống mắc ca được nhân giống vô tính (cây ghép), sử dụng giống có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đúng quy định.
Ngoài ra, tăng cường quản lý chặt chẽ chất lượng giống, cơ sở sản xuất giống trên địa bàn. UBND cấp huyện có kế hoạch tăng cường kiểm tra, giám sát để ngăn ngừa, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân cung ứng và kinh doanh giống mắc ca không đảm bảo điều kiện sản xuất kinh doanh giống, giống không có nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng theo đúng quy định.
Căn cứ đặc điểm, khí hậu, đất đai của từng tiểu vùng có khả năng phù hợp với đặc điểm sinh lý, điều kiện sinh thái loại cây mắc ca, bố trí các mô hình trồng khác nhau với các giống khác nhau, diện tích khoảng 1 đến 2 ha ở mỗi xã để có cơ sở đánh giá mức độ phù hợp, hiệu quả kinh tế trồng cây mắc ca so với các loại cây trồng khác trên địa bàn tỉnh hiện nay.
Ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk đang xây dựng quy hoạch chi tiết đến tiểu vùng, làm căn cứ để phát triển cây mắc ca trên địa bàn theo đúng quy định.
Có thể bạn quan tâm

Từ nhiều năm trở lại đây, vùng đất Ia Lâu (huyện Chư Prông, Gia Lai) đã trở thành “miền đất hứa” của cánh nhà nông trồng dưa hấu. Có năm lãi lớn, không ít hộ kiếm được cả trăm triệu đồng trong vòng vài tháng. Thế nhưng 2 năm trở lại đây, giá dưa liên tục thấp đã khiến người dân lỗ nặng.

Anh Phạm Thanh Hợp, cán bộ khuyến nông xã Phong Niên (Bảo Thắng - Lào Cai) chỉ cho chúng tôi những cây nhãn ghép gần một năm trước đây đang vươn những cành mới khỏe mạnh. Anh hồ hởi: “Đợt ghép nhãn thứ 2 trên địa bàn xã vừa hoàn thành với hơn 1.000 cây, người dân đã hiểu và tin tưởng hơn vào khoa học, kỹ thuật tân tiến để phục hóa vườn tạp”.

Năm 2013, diện tích cây ăn trái toàn huyện là 5.300ha, sản lượng cả năm đạt trên 80.000 tấn. Chiếm diện tích lớn vẫn là các sản phẩm chủ lực như: xoài, chanh, nhãn...

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Cà Mau (CASEP), đến ngày 14/11, giá tôm sú loại 20 con/kg trên địa bàn tỉnh này đã ở mức 290.000 đ/kg (tăng 10.000 đ/kg so với tuần trước đó), loại 30 con/kg là 230.000 đ/kg (tăng 5.000 đ/kg), loại 40 con/kg là 205.000 đ/kg (tăng 10.000 đ/kg).

Vừa qua, Ban Tuyên giáo T.Ư phối hợp với T.Ư Hội Nông dân Việt Nam tổ chức lễ tôn vinh và trao danh hiệu "Nông dân Việt Nam xuất sắc 2013" cho 62 nông dân tiên tiến trong cả nước. Trong số 62 nông dân được bình chọn và tôn vinh, người cao tuổi nhất là nông dân Trần Xuân Vịnh (70 tuổi) ở xã Đăk Hrinh, huyện Đắk Hà, Lâm Đồng; người trẻ tuổi nhất, đại diện cho tỉnh Vĩnh Phúc - anh Vũ Trung Học, nông dân xã Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường - nhận danh hiệu khi tròn 34 tuổi.