Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đắk Lắk khuyến cáo người dân thận trọng khi trồng mắc ca

Đắk Lắk khuyến cáo người dân thận trọng khi trồng mắc ca
Ngày đăng: 02/07/2015

Trên cơ sở đánh giá và định hướng về phát triển cây mắc ca, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trước mắt cần chỉ đạo, tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến về các nội dung liên quan đến cây mắc ca cho người dân trên địa bàn biết và thực hiện, đặc biệt cần khuyến cáo chưa nên trồng cây mắc ca tập trung, trồng thay thế các loại cây trồng khác hiện nay.

Cây mắc ca là cây trồng mới, chưa đủ cơ sở đánh giá một cách chính xác và toàn diện, các mô hình trồng khảo nghiệm chưa cho sản lượng ổn định, chưa có quy hoạch chi tiết để xác định rõ địa điểm và diện tích cây trồng, chưa có cơ sở chế biến, bảo quản theo tiêu chuẩn, thị trường trong nước chưa hình thành và cũng chưa xác định thị trường xuất khẩu tiềm năng, chưa phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Hơn nữa đây là cây trồng dài ngày, sau 7 năm mới cho thu hoạch, suất đầu tư lớn, khả năng rủi ro trong sản xuất cao.

Việc phát triển trồng cây mắc ca đại trà ngoài việc căn cứ vào quy hoạch chi tiết, người trồng cần phải gắn với doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ nhằm đảm bảo phát triển sản xuất theo chuỗi sản phẩm từ sản xuất đến chế biến và tiêu thụ thì mới đảm bảo hiệu quả kinh tế bền vững.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk cũng đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố trước mắt khuyến cáo người dân nên trồng thử nghiệm, trồng xen trong vườn hộ và chỉ trồng các giống mắc ca được nhân giống vô tính (cây ghép), sử dụng giống có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đúng quy định.

Ngoài ra, tăng cường quản lý chặt chẽ chất lượng giống, cơ sở sản xuất giống trên địa bàn. UBND cấp huyện có kế hoạch tăng cường kiểm tra, giám sát để ngăn ngừa, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân cung ứng và kinh doanh giống mắc ca không đảm bảo điều kiện sản xuất kinh doanh giống, giống không có nguồn gốc, xuất xứ, không đảm bảo chất lượng theo đúng quy định.

Căn cứ đặc điểm, khí hậu, đất đai của từng tiểu vùng có khả năng phù hợp với đặc điểm sinh lý, điều kiện sinh thái loại cây mắc ca, bố trí các mô hình trồng khác nhau với các giống khác nhau, diện tích khoảng 1 đến 2 ha ở mỗi xã để có cơ sở đánh giá mức độ phù hợp, hiệu quả kinh tế trồng cây mắc ca so với các loại cây trồng khác trên địa bàn tỉnh hiện nay.

Ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Lắk đang xây dựng quy hoạch chi tiết đến tiểu vùng, làm căn cứ để phát triển cây mắc ca trên địa bàn theo đúng quy định.


Có thể bạn quan tâm

Thiẹt Lợn Siêu Nạc, Cân Nhắc Kĩ Trước Khi Ăn Thiẹt Lợn Siêu Nạc, Cân Nhắc Kĩ Trước Khi Ăn

Gần hai thập kỷ gần đây việc sử dụng trái phép hoóc-môn nhóm β-agonists để kích thích tăng trưởng, tạo thịt siêu nạc đã được cảnh báo ở Châu Âu và Mỹ. Đây cũng là vấn đề bức xúc của các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam.

12/03/2012
Cá Da Trơn Đắt Hàng Cá Da Trơn Đắt Hàng

Lo ngại thịt heo chứa chất cấm nên người dân chuyển hướng tiêu dùng khiến sức tiêu thụ các mặt hàng thủy sản, đặc biệt là cá da trơn đang tăng rất mạnh.

24/05/2012
Thị Trường Ế Ẩm, Nhà Máy Đường Chịu Lỗ Thị Trường Ế Ẩm, Nhà Máy Đường Chịu Lỗ

Theo hiệp hội Mía đường Việt Nam, hiện nay các nhà máy đang gặp rất nhiều khó khăn, phải “ôm” hàng trăm ngàn tấn đường vì thị trường tiêu thụ ế ẩm…

23/02/2012
Mô Hình Trại Gà “Siêu Trứng” Ở Ninh Thuận Mô Hình Trại Gà “Siêu Trứng” Ở Ninh Thuận

Chăn nuôi gia súc, gia cầm theo trang trại là hình thức sản xuất đang có xu hướng ngày càng phát triển ở tỉnh Ninh Thuận… Nhờ chủ động được nguồn giống, công tác phòng chống dịch bệnh và nguồn thức ăn, nên chăn nuôi theo hình thức trang trại đem lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình là mô hình trang trại chăn nuôi gà “siêu trứng” với hơn 9.000 con của anh Vũ Yên Sơn, ở thôn Suối Giếng (xã Công Hải, Thuận Bắc).

26/05/2012
Dưa Hoàng Kim Hái Ra Tiền Dưa Hoàng Kim Hái Ra Tiền

Nhiều hộ dân ở huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang) đang có nguồn thu nhập 70- 80 triệu đồng/ha từ vụ màu, chủ yếu trồng dưa hoàng kim, dưa hấu, bí xanh… xen canh trên đất lúa.

16/03/2012