Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đặc sản thịt rừng làm từ... heo đông lạnh

Đặc sản thịt rừng làm từ... heo đông lạnh
Ngày đăng: 01/07/2015

Sáng 30- 6, Đoàn Kiểm tra Liên ngành huyện Bình Chánh – TP HCM đã kiểm tra cơ sở sơ chế sản phẩm động vật không phép nằm trong hẻm C5 đường Phạm Hùng (thuộc ấp 4A, xã Bình Hưng) do bà Nguyễn Thị Kim Thy (SN 1982 làm chủ).

Tại hiện trường ghi nhận có 4 tủ cấp đông chứa nhiều loại thịt để trong khay xốp. Đáng chú ý, trong khi những túi nilong đã đóng gói, hút chân không ghi nhãn là thịt nai, thịt đà điểu, thịt nhím... thì loại chưa đóng gói có hình dạng tương tự chủ hàng khai là thịt heo.

Tại cơ sở có máy đóng gói mini, rất nhiều bao bì, nhãn mác in nhãn chung chung là thịt  nhím, nai, đà điểu... (không có nhãn nào ghi thịt heo) với những mỹ từ như: “thực phẩm của thời đại”, “thực phẩm của thế kỷ 21”, “từ trang trại Khánh Hòa”, “từ trang trại nuôi Sóc Trăng”, “của Công ty TNHH một thành viên (không có tên – PV),… nhưng lại không ghi địa chỉ, điện thoại liên lạc.

Ngoài ra, cơ sở còn có máy khò tự chế, lọ đựng hóa chất sử dụng gần hết trong khu vực sơ chế.

Bà Thy cho biết các loại thịt trên chủ yếu được bán vào các nhà hàng, tiệc cưới ở các tỉnh với giá khá mềm như: thịt nhím 115.000 đồng/kg, đà điểu 95.000 đồng/kg, thịt nai 97.000 đồng/kg. Đối với phần thịt heo, bà trình bày mua ở chợ Bình Điền (quận 8) với giá 85.000 đồng/kg (thịt nạc và thịt bắp đùi) về chia ra khay 1kg, đông lạnh, hút chân không rồi bán đi các tỉnh.

Cơ sở in sẵn rất nhiều bao bì nhãn mác các loại thịt đặc sản

Sau khi kiểm tra lượng hàng thực tế, ghi nhận có 654 kg thịt các loại, trong đó có 434 kg thịt heo chưa ghi nhãn, 128 kg cánh và bao tử đà điểu trên nhãn ghi của Công ty Khatoco, 92 kg thịt (tương đương 92 khay) được đóng nhãn là thịt nhím, nai, đà điểu trong khi hình thức tương tự  như thịt heo chưa đóng gói.

Đoàn Liên ngành đã lập biên bản vi phạm hành chính chủ hàng và tiến hành niêm phong, tạm giữ lô hàng để lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu về vi sinh, chất bảo quản để xử lý tiếp theo.


Có thể bạn quan tâm

Bệnh trắng lá mía gây hại 2.113 ha Bệnh trắng lá mía gây hại 2.113 ha

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bệnh trắng lá mía tiếp tục gây hại 2.113ha; tỷ lệ bệnh từ 30 đến hơn 70%. Cụ thể: Tại thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), bệnh phát sinh gây hại khoảng 2.106ha, tăng 932ha so với niên vụ 2013 - 2014, tập trung gây hại mía giai đoạn đẻ nhánh, vươn lóng với các giống nhiễm chủ yếu là Suphanburi 7, U-Thoong 4, K95-156. Tại huyện Diên Khánh, diện tích nhiễm bệnh là 6,4ha trên giống Suphanburi 7, U-thoong 4.

19/05/2015
Nhà máy sản xuất nước dừa đóng hộp đi vào hoạt động Nhà máy sản xuất nước dừa đóng hộp đi vào hoạt động

Đầu tháng 5-2015, Nhà máy sản xuất nước dừa đóng hộp ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại trong ngành chế biến thực phẩm của Công ty Cổ phần XNK Bến Tre (Betrimex), tại Cụm Công nghiệp Phong Nẫm, huyện Giồng Trôm (Bến Tre) đi vào vận hành thử nghiệm.

19/05/2015
Chôm chôm Long Khánh vào vụ sớm Chôm chôm Long Khánh vào vụ sớm

Hơn tuần nay, bà con nông dân tổ 10, 11, 13 ấp Bầu Sầm, xã Bàu Trâm (TX.Long Khánh, tỉnh Đồng Nai) vui mừng thu hoạch chôm chôm sớm (ảnh). Mỗi vườn chôm chôm hàng ngày thu hoạch khoảng từ 1 - 2 tấn chôm chôm xuất đi các nơi.

19/05/2015
Nuôi càng đước hiệu quả kinh tế cao Nuôi càng đước hiệu quả kinh tế cao

Nhờ kiên trì theo đuổi việc nuôi và cho sinh sản nhân tạo càng đước (rùa răng, trọng lượng 7- 8kg), nông dân Võ Thành Ngay (52 tuổi, ấp Phú Bình, xã Phú Lộc, Tân Châu, An Giang) là một trong rất ít người bước đầu thành công với mô hình được cho là mạo hiểm, nhưng hiệu quả lại rất cao.

19/05/2015
Nuôi gà kỹ thuật cao cho thu nhập ổn định Nuôi gà kỹ thuật cao cho thu nhập ổn định

Hiện nay, việc ứng dụng phương pháp nuôi gà an toàn sinh học dưới tán cây lâu năm ở Bình Phước đã và đang mang lại hiệu quả cao cho người chăn nuôi. Hình thức này còn góp phần bảo vệ môi trường, đồng thời tạo ra sản phẩm gà sạch, bảo đảm an toàn sức khỏe người tiêu dùng. Cách làm của hộ ông Lê Xuân Tuyến ở ấp 1, xã Minh Lập (Chơn Thành) là ví dụ điển hình.

19/05/2015