Đặc sản thịt rừng làm từ... heo đông lạnh

Sáng 30- 6, Đoàn Kiểm tra Liên ngành huyện Bình Chánh – TP HCM đã kiểm tra cơ sở sơ chế sản phẩm động vật không phép nằm trong hẻm C5 đường Phạm Hùng (thuộc ấp 4A, xã Bình Hưng) do bà Nguyễn Thị Kim Thy (SN 1982 làm chủ).
Tại hiện trường ghi nhận có 4 tủ cấp đông chứa nhiều loại thịt để trong khay xốp. Đáng chú ý, trong khi những túi nilong đã đóng gói, hút chân không ghi nhãn là thịt nai, thịt đà điểu, thịt nhím... thì loại chưa đóng gói có hình dạng tương tự chủ hàng khai là thịt heo.
Tại cơ sở có máy đóng gói mini, rất nhiều bao bì, nhãn mác in nhãn chung chung là thịt nhím, nai, đà điểu... (không có nhãn nào ghi thịt heo) với những mỹ từ như: “thực phẩm của thời đại”, “thực phẩm của thế kỷ 21”, “từ trang trại Khánh Hòa”, “từ trang trại nuôi Sóc Trăng”, “của Công ty TNHH một thành viên (không có tên – PV),… nhưng lại không ghi địa chỉ, điện thoại liên lạc.
Ngoài ra, cơ sở còn có máy khò tự chế, lọ đựng hóa chất sử dụng gần hết trong khu vực sơ chế.
Bà Thy cho biết các loại thịt trên chủ yếu được bán vào các nhà hàng, tiệc cưới ở các tỉnh với giá khá mềm như: thịt nhím 115.000 đồng/kg, đà điểu 95.000 đồng/kg, thịt nai 97.000 đồng/kg. Đối với phần thịt heo, bà trình bày mua ở chợ Bình Điền (quận 8) với giá 85.000 đồng/kg (thịt nạc và thịt bắp đùi) về chia ra khay 1kg, đông lạnh, hút chân không rồi bán đi các tỉnh.
Cơ sở in sẵn rất nhiều bao bì nhãn mác các loại thịt đặc sản
Sau khi kiểm tra lượng hàng thực tế, ghi nhận có 654 kg thịt các loại, trong đó có 434 kg thịt heo chưa ghi nhãn, 128 kg cánh và bao tử đà điểu trên nhãn ghi của Công ty Khatoco, 92 kg thịt (tương đương 92 khay) được đóng nhãn là thịt nhím, nai, đà điểu trong khi hình thức tương tự như thịt heo chưa đóng gói.
Đoàn Liên ngành đã lập biên bản vi phạm hành chính chủ hàng và tiến hành niêm phong, tạm giữ lô hàng để lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu về vi sinh, chất bảo quản để xử lý tiếp theo.
Có thể bạn quan tâm

Bắc Phong có diện tích tự nhiên 2.233,88 ha, trong đó có trên 600 ha đất sản xuất bao gồm 455 ha ruộng lúa 2 vụ và 3 vụ, phần còn lại là đất trồng màu. Do điều kiện tự nhiên, cây lúa vẫn có vị thế là cây trồng chủ lực trong canh tác nông nghiệp của Bắc Phong, vụ đông-xuân chính cho năng suất bình quân 6,5 tấn/ha.

Vụ đông- xuân năm nay, nông dân xã Phước Sơn (huyện Ninh Phước) trồng trên 40 ha cây thuốc lá. Những ngày này, nông dân đang vào vụ thu hoạch cây thuốc lá đợt thứ 4 trong tổng số 5 đợt thu hoạch. Bà con phấn khởi vì cây thuốc lá cho năng suất cao hơn mọi năm.

Trở lại xã Hòa Sơn (huyện Ninh Sơn) vào những ngày cuối tháng hai, chúng tôi gặp nông dân địa phương đang nhộn nhịp khẩn trương vào mùa thu hoạch mì. Những rẫy mì trải dài tít tắp rộn tiếng nói cười của người lao động đào củ, chất mì lên xe. Mì xắt lát phơi trắng các khu dân cư tạo thành bức tranh ngày mùa sinh động trên vùng đất Hòa Sơn.

Xuất thân từ một gia đình có hoàn cảnh khó khăn và khởi đầu lập nghiệp từ hai bàn tay trắng nhưng bằng nghị lực và tinh thần vượt khó, anh Đồng Phú Khánh (51 tuổi) ở khu phố Phú Thứ, thị trấn Phú Thứ (Tây Hòa) đã vươn lên thoát nghèo với nghề trồng hoa và đúc chậu kiểng trên chính mảnh đất quê hương mình.

Trời xế trưa, vừa đánh chiếc xe tải cua vào sân, anh Trần Như Thi, thôn Hoà Luật Nam, xã Cam Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ mở cửa xe bước xuống nở nụ cười tươi rói, khoe với vợ: "Hôm ni trúng mánh, trừ mọi chi phí cũng kiếm lời được cả triệu đồng tiền bán rau...".