Đặc sản cá linh non đầu mùa đắt hơn thịt bò

Cá linh là một loại thủy sản đặc trưng của mùa nước nổi, theo sông Mekong bắt đầu tràn về vùng đầu nguồn lũ ĐBSCL vào trung tuần tháng 7 Âm lịch hàng năm. Theo một số ngư dân chuyên đánh bắt cá linh mùa nước nổi thì năm nay cá linh về sớm hơn mọi năm. Những ngày qua, đặc sản này đã có tại các chợ vùng đầu nguồn lũ An Giang, được bán với giá từ 250.000 – 300.000 đồng/kg (trong khi đó giá thịt bò được bán dao động từ 220.000 – 245.000 đồng/kg).
Một số địa điểm trên sông Hậu và sông Tiền thuộc địa phận các huyện đầu nguồn lũ, cá linh ở thời điểm hiện nay còn rất nhỏ, con lớn nhất cũng chỉ bằng đầu đũa ăn và xuất hiện rất ít. Hiện cá linh đã có bán ở các chợ huyện vùng đầu nguồn lũ của An Giang (như An Phú, Tân Châu...) với mức giá cao gấp đôi so với năm trước. Tuy nhiên, theo một số thương lái tại đây, khả năng cá linh này được mua từ Campuchia về để đáp ứng nhu cầu của người dân thích ăn cá linh non đầu mùa.
Cá linh non bán tại chợ Tân Châu (An Giang).
Sở dĩ cá linh non đầu mùa có giá đắt đỏ, bởi sản lượng cá tự nhiên rất ít. Cá linh non có kích cỡ tầm khoảng đầu đũa ăn cơm, ăn cả nguyên con, thịt ngọt, hương vị đậm đà là món ăn đặc sản của người dân miền Tây chỉ có vào đầu những tháng nước nổi (từ tháng 7 đến tháng 8 Âm lịch). Nếu kéo dài qua tháng 9 Âm lịch thì cá linh đã "già", cá lớn lúc đó vào vụ nên cá rẻ, thịt ăn cũng ngon nhưng hương vị không bằng cá linh non.
Có thể bạn quan tâm

Trong 5 năm qua, kinh tế nông nghiệp, nông thôn tỉnh ta tiếp tục có bước phát triển. Cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực xuất hiện nhiều gia trại, trang trại, cánh đồng mẫu lớn mang lại thu nhập cao. Kết quả đó có sự đóng góp quan trọng của phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi do Hội Nông dân (HND) các cấp phát động trong những năm qua.

Dựa trên những dự báo về tình hình khí hậu thời tiết trong năm, trong vụ mà ngành Nông nghiệp và PTNT tỉnh xây dựng khung thời vụ thích hợp, áp dụng các biện pháp kỹ thuật liên hoàn trong sản xuất đối với từng loại cây trồng. Trên cơ sở đó, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã chỉ đạo, điều hành sản xuất một cách hợp lý.

Việt Nam là quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới thế nhưng có một nghịch lý là người nông dân luôn phải đối mặt với nỗi lo thường trực về sự bấp bênh của đầu ra sản phẩm. Được mùa mất giá, được giá mất mùa luôn là nỗi lòng kéo dài nhiều năm qua của người nông dân.

Đã có những mô hình sản xuất đem lại lợi nhuận cao cho người trồng mía, trong khi việc tận dụng bã mía để sản xuất điện sinh khối, tham gia chuỗi giá trị sau đường cũng giúp một số nhà máy không những tồn tại được mà còn sống tốt trong thời điểm hiện nay.

Để có mã số xuất khẩu sang Mỹ, vùng trồng nhãn phải được canh tác trên cơ sở tiêu chuẩn VietGAP nhưng có kiểm soát của Cục Bảo vệ thực vật VN như phải bọc trái trước khi thu hoạch tối thiểu ba tuần, không được sử dụng nhóm thuốc bảo vệ thực vật mà Mỹ cấm sử dụng.