Đặc Sản Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng Chào Hàng Thị Trường Hà Nội

Hội nghị “Kết nối nhu cầu tiêu thụ sản phẩm giữa thành phố Hà Nội và 3 tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng” vừa được ngành Công Thương phối hợp tổ chức tại Phan Thiết vào ngày 18/9/2014.
Đây là cơ hội hiếm có để các địa phương tìm hiểu nhu cầu tiêu dùng cũng như xúc tiến quảng bá, tiếp cận thị trường Hà Nội đối với sản phẩm lợi thế của từng vùng miền. Tại hội nghị, nhiều đặc sản của 3 tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng đã tranh thủ “chào hàng” đến các đơn vị chức năng, doanh nghiệp tại Hà Nội.
Nhân dịp này, Bình Thuận tập trung giới thiệu một số sản phẩm lợi thế nhất của địa phương là quả thanh long, nước mắm Phan Thiết, Tảo Spirulina, mủ trôm… Trong khi đó, tỉnh bạn Lâm Đồng đem đến những sản phẩm có thế mạnh cạnh tranh như mứt sấy, rượu vang Đà Lạt, hoa quả các loại, nguyên liệu và sản phẩm may mặc từ chất liệu tơ tằm.
Đối với tỉnh Ninh Thuận thì chủ yếu quảng bá những đặc sản được “kết tinh” từ vùng nắng gió nhất cả nước là muối ăn, nho tươi và các sản phẩm từ nho, táo… Theo đề nghị từ Sở Công Thương của thủ đô, sau hội nghị này cả 3 địa phương cần chủ động phối hợp để sớm đi vào khai thác và tiêu thụ các đặc sản Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng tại thị trường Hà Nội.
Có thể bạn quan tâm

Với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng thuận lợi kết hợp với hệ thống đê bao hoàn thiện, nhiều năm qua người dân ấp Đông Hòa A, xã Thới Tân đã gắn bó với cây lúa. Tuy nhiên, do sản xuất nhỏ lẻ, tự phát nên sản lượng lúa luôn ở mức thấp, chất lượng gạo đạt tiêu chuẩn không cao.

Sau hàng chục năm tìm kiếm, đến nay, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đã xác định được một số giống cây trồng chủ lực. Thế nhưng, việc hỗ trợ cho người dân tập trung phát triển những giống cây này còn gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, có khoảng 30 hécta lúa chỉ làm được một vụ do khó khăn về nước tưới nên nông dân mong muốn được chuyển đổi từ cây lúa có hiệu quả thấp sang cây bưởi có giá trị cao. Huyện Vĩnh Cửu đã xây dựng dự án phát triển vùng chuyên canh bưởi tại 3 xã: Tân Bình, Bình Lợi, Tân An với tổng diện tích trồng mới là 205 hécta.

Điển hình như ông Trần Quyết Định, xã Tân Ân Tây. Ông Định đào 3 ao với diện tích trên 1.800 m2, thả 4.000 con cá mú giống. Sau 8 tháng nuôi, bình quân mỗi con đạt trọng lượng từ 800 g trở lên, ông bán ra thị trường giá từ 160.000-180.000 đồng/kg, thu lãi trên 160 triệu đồng.

Theo anh Phan Hồng Phi- Tổ thu mua thủy sản chợ Trà Ôn (Vĩnh Long), từ sau Tết Giáp Ngọ 2014, mỗi ngày tổ mua vào trên 200kg cá bông lau.