Đác Nông Xuất Khẩu Cà Phê Đến 23 Quốc Gia, Vùng Lãnh Thổ

Nhiều nông dân ở Đác Nông đã chú trọng hái cà phê khi tỷ lệ qủa chín đạt trên 90%, góp phần nâng cao chất lượng xuất khẩu cà phê của tỉnh.
Ngày 2-1 Giám đốc Sở Công thương tỉnh Đác Nông Biện Văn Minh cho biết: Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh là 515 triệu USD, đạt 120% so với kế hoạch và tăng trên 39% so với năm 2011.
Điều đáng ghi nhận là trong năm 2012, lần đầu tiên sản phẩm cà phê của Đác Nông đã xuất khẩu đến 23 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với kim ngạch đạt được 239,8 triệu USD, tăng 41,6%;
Hạt điều nhân xuất khẩu đến 12 quốc gia với kim ngạch đạt 127,3 triệu USD, tăng 19,2%; tiêu đen xuất khẩu đến 10 quốc gia với kim ngạch đạt 126 triệu USD; cồn công nghiệp trước đây chỉ xuất khẩu đến hai quốc gia nhưng năm 2012 đã xuất khẩu đến bốn quốc gia với giá kim ngạch đạt trên 22 triệu USD…
Trong các quốc gia và vùng lãnh thổ xuất khẩu cà phê, hạt điều nhân, tiêu đen… của Đác Nông có những thị trường lớn, đòi hỏi tiêu chuẩn cao như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Australia…
Cũng theo ông Biện Văn Minh thì với kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục trong năm 2012, đặc biệt là có sự tham gia xuất khẩu của nhiều mặt hàng mới, tỉnh Đác Nông phấn đấu trong năm 2013 sẽ đưa tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt mức 570 triệu USD.
Có thể bạn quan tâm

Với 200 triệu đồng Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) T.Ư Hội đầu tư, các hộ trồng thanh long ruột đỏ xã Yên Lộc, huyện Kim Sơn, Ninh Bình đã có thêm nguồn lực để sản xuất hàng hóa.

Nếu như cách đây hơn một tháng, hàng trăm nông dân trồng dưa các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi rơi vào cảnh điêu đứng vì dưa hấu rớt giá thảm hại, thì những ngày này, người trồng dưa đang phấn chấn, vui như trẩy hội khi các thương lái đến tận ruộng mua dưa hấu với giá từ 10.000 đến 11.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, mỗi hécta nông dân trồng dưa hấu có lãi hàng trăm triệu đồng.

Trước tình trạng công nghiệp hóa nông nghiệp gây ra nhiều hậu quả về mặt môi trường cũng như bất công về thu nhập đối với nông dân nghèo, Oxfam kêu gọi chính phủ các nước đầu tư vào mô hình nông nghiệp bền vững, và đảm bảo ít tác động tới hệ sinh thái.

Nhiều năm qua, vụ lúa trên đất nuôi tôm bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn… làm cho năng suất “giậm chân tại chỗ”. Khoảng thời gian 14 năm chuyển dịch tại Cà Mau cũng là thời gian nông dân thực hiện mô hình lúa - tôm băn khoăn về năng suất của cả con tôm và cây lúa.

Trong tự nhiên chạch bùn sống đáy, ở khu vực nước nông của sông, ao, hồ, kênh mương, ưa nước sạch; không thích hợp với môi trường bùn đáy ô nhiễm nhiều mùn bã hữu cơ.