Đác Nông Xuất Khẩu Cà Phê Đến 23 Quốc Gia, Vùng Lãnh Thổ

Nhiều nông dân ở Đác Nông đã chú trọng hái cà phê khi tỷ lệ qủa chín đạt trên 90%, góp phần nâng cao chất lượng xuất khẩu cà phê của tỉnh.
Ngày 2-1 Giám đốc Sở Công thương tỉnh Đác Nông Biện Văn Minh cho biết: Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh là 515 triệu USD, đạt 120% so với kế hoạch và tăng trên 39% so với năm 2011.
Điều đáng ghi nhận là trong năm 2012, lần đầu tiên sản phẩm cà phê của Đác Nông đã xuất khẩu đến 23 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với kim ngạch đạt được 239,8 triệu USD, tăng 41,6%;
Hạt điều nhân xuất khẩu đến 12 quốc gia với kim ngạch đạt 127,3 triệu USD, tăng 19,2%; tiêu đen xuất khẩu đến 10 quốc gia với kim ngạch đạt 126 triệu USD; cồn công nghiệp trước đây chỉ xuất khẩu đến hai quốc gia nhưng năm 2012 đã xuất khẩu đến bốn quốc gia với giá kim ngạch đạt trên 22 triệu USD…
Trong các quốc gia và vùng lãnh thổ xuất khẩu cà phê, hạt điều nhân, tiêu đen… của Đác Nông có những thị trường lớn, đòi hỏi tiêu chuẩn cao như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Australia…
Cũng theo ông Biện Văn Minh thì với kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục trong năm 2012, đặc biệt là có sự tham gia xuất khẩu của nhiều mặt hàng mới, tỉnh Đác Nông phấn đấu trong năm 2013 sẽ đưa tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt mức 570 triệu USD.
Có thể bạn quan tâm

Hiện nay, nghề nuôi cá tra không chỉ diễn ra tại 4 nước vùng hạ lưu sông Mê Kông như Việt Nam, Thái Lan, Campuchia và Lào, mà nhiều nước khác trên thế giới cũng đã bắt đầu đẩy mạnh sản xuất loài cá này nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và hướng đến thị trường xuất khẩu.

Theo đó, tôm sú loại 20 con/kg được thương lái mua 255.000 - 260.000 đồng/kg; loại 30 con/kg khoảng 225.000 đồng/kg. Tôm thẻ chân trắng loại 100 con/kg giá 100.000 đồng/kg, loại 90 con/kg giá 103.000 đồng/kg và 80 con/kg là 110.000 đồng/kg.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Nghị định về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp.

Theo anh Trung thì trước đây, do diện tích lớn nên nhu cầu giống hoa cho mỗi vụ trồng rất nhiều, cứ mỗi lần vào vụ lại xuất hiện tình trạng khan hiếm giống. Gia đình phải tất bật liên hệ, tìm kiếm nguồn cung khắp nơi và mua giống với giá cao. Cũng vì thế nên giống hoa nhiều lúc không đảm bảo chất lượng, cây trồng kém phát triển, củ không nảy mầm tốt. Gia đình luôn rơi vào tình thế bị động trong việc tìm nguồn giống…

Ngày 26/11, Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Đắk Song tổ chức hội thảo đầu bờ, đánh giá mô hình trình diễn sản xuất rau cải bẹ xanh an toàn tại hộ bà Trần Thị Thu ở thôn 8, xã Thuận Hà với quy mô 1.000 m2.