Đắc Lắc có hơn 100 ha mắc ca nhưng không hiệu quả

Theo UBND tỉnh Đắc Lắc, toàn tỉnh hiện có hơn 110 ha mắc ca, tập trung tại 3 huyện M’Đrắc, Krông Năng và Lăk. Trong đó, có hàng chục ha được các doanh nghiệp và nông dân trồng cách đây hơn 10 năm, sinh trưởng, phát triển tốt, ra hoa nhiều nhưng đậu quả rất ít.
Ông Phạm Ngọc Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Đắc Lắc đã chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh cần khuyến cáo và định hướng cụ thể về việc phát triển cây mắc ca ở địa phương, nhằm tránh thiệt hại cho nông dân.
Theo ông Nghị, từ năm 2004 Đắc Lắc đã phát triển cây mắc ca ở ba huyện được cho là có thổ nhưỡng phù hợp với loại cây này. Đến nay, cây mắc ca phát triển tốt, ra hoa rất nhiều, nhưng trái đậu không đáng kể.
Có thể bạn quan tâm

Tại cồn An Thạnh, xã Hòa Bình (Chợ Mới - An Giang), nông dân rất phấn khởi vì thu hoạch ấu trúng mùa, được giá.

Ngày 24/10, tại thành phố Cần Thơ, các doanh nghiệp Hiệp hội Cá tra Việt Nam đã cùng thảo luận tìm hướng ra cho con cá tra.

Bởi tất cả những sản phẩm của ong đều có thể cho thu nhập như: mật ong, sáp ong, sữa ong chúa, phấn hoa... Những sản phẩm này đều có giá trị dinh dưỡng và tác dụng chữa bệnh rất tốt nên trên thị trường hiện nay thường rất dễ bán và được giá. Trong khi đó, vốn đầu tư cho việc nuôi ong không lớn, chủ yếu là đầu tư vốn ban đầu để đóng thùng, mua đàn gốc mà thôi...

Những ngày qua, nước lũ từ thượng nguồn đổ về kết hợp với triều cường nên mực nước lũ ở các địa phương phía nam lên cao. Trước tình hình này, người làm vườn, rẫy đang khẩn trương thực hiện các biện pháp đối phó với lũ.

Hiện nay trên địa bàn huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) ngoài cây cam xoàn mang lại hiệu quả kinh tế thì cây thanh long ruột đỏ cũng được người dân đâu tư trồng và bước đầu cho lợi nhuận kinh tế ổn định.