Đã Xuất Khẩu Gần 2,34 Triệu Tấn Gạo

Theo số liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), trong 5 tháng đầu năm 2014, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 2,34 triệu tấn gạo, giảm 16% so với khoảng 2,8 triệu tấn cùng kỳ năm ngoái.
Trong tháng 5, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 585.536 tấn gạo, giảm 10% so với 648.359 tấn gạo xuất khẩu hồi tháng 5 năm 2013, tuy nhiên, tăng khoảng 9% so với 537.094 tấn gạo xuất khẩu trong tháng 4/2014.
Châu Á vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của ngành gạo, chiếm 68% tổng lượng gạo xuất khẩu từ đầu năm tới nay. Trong đó, Trung Quốc là người mua lớn nhất. Các chuyên gia cho rằng Trung Quốc phụ thuộc gạo Việt Nam bởi giá gạo Thái Lan cao hơn, bên cạnh đó, thủ tục nhập khẩu gạo từ Việt Nam đơn giản hơn. Hiện, xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc đang diễn ra sôi động và có chiều hướng gia tăng so với xuất khẩu chính ngạch. Thị trường lớn thứ hai là Châu Phi chiếm 15%.
Trong một diễn biến khác, hai Tổng công ty Lương thực Việt Nam đang có kế hoạch đàm phán thay đổi thời gian giao hàng với Cơ quan Lương thực Quốc gia Philippines (NFA) cho 800.000 tấn gạo trúng thầu hồi tháng 4/2014.
Theo lịch trình, Việt Nam phải cung cấp cho Philippines 800.000 tấn gạo trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8/2014. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu đang gặp khó khăn cho việc tìm kiếm lượng gạo được giao bởi giá quá thấp và nhiều điều kiện kèm theo. Nếu vậy, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị phạt 3 USD/tấn cho 1% và 30 USD/tấn cho 10% lượng gạo vỡ hợp đồng.
Trong khi đó, giá gạo trong nước đang tiếp tục giảm mạnh do nguồn cung từ vụ hè thu đang tăng lên ở ĐBSCL. Các doanh nghiệp xuất khẩu đã mua lúa với giá 6,6 triệu đồng/tấn vào 2 tuần trước, giá giảm xuống 4,2 triệu đồng trong tuần trước và chỉ còn 4 triệu đồng trong tuần này.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, tình trạng thiếu nguyên liệu cá tra cho chế biến xuất khẩu vào những tháng cuối năm có thể xảy ra do diện tích mặt nước nuôi cá tra nguyên liệu hiện nay giảm, cùng với đó, giá cá tra giống đang tiêu thụ chậm.

Nhu cầu mua của khách hàng tăng, nguồn cung trong nước hạn chế, lợi thế cạnh tranh về giá so với Ấn Độ và Thái Lan được xác định là những yếu tố giúp xuất khẩu gạo thơm của Việt Nam sôi động trở lại trong thời gian gần đây.

Tại tỉnh Tiền Giang, giá bưởi da xanh thương lái thu mua tại vườn từ 50.000-60.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, đem lại lợi nhuận lớn cho bà con.

Khi hầu hết các vườn vải thiều ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã thu hoạch xong, thì những vườn vải thiều ở hai thôn Hóa và Hả, xã vùng cao Tân Sơn của huyện lại bắt đầu chín đỏ. Nhờ thế mà giá bán cũng cao gấp hai, gấp ba lần so với vải thiều chính vụ, giúp bà con kiếm được bội tiền từ quả vải thiều…

Chương trình thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) tại đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) là một trong những chủ trương lớn của Ðảng, Nhà nước.