Đã Xuất Khẩu Được Gần 4,4 Triệu Tấn Gạo

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), từ 1 đến 11/9, cả nước đã xuất khẩu được 127.526 tấn gạo, trị giá FOB 52,008 triệu USD, trị giá CIF 57,210 triệu USD.
Như vậy, giá xuất khẩu gạo bình quân trong những ngày đầu tháng 9 đạt 407,82 USD/tấn, giảm nhẹ so với mức giá bình quân 431,12 USD/tấn của tháng 8.
Lũy kế từ đầu năm đến ngày 11/9, xuất khẩu gạo đạt 4,371 triệu tấn, trị giá FOB 1,883 tỷ USD, trị giá CIF 1,989 tỷ USD.
Cũng theo VFA, trong tuần đến ngày 11/9, giá lúa gạo tại khu vực ĐBSCL khá ổn định so với tuần trước đó. Cụ thể, giá lúa khô tại kho khu vực ĐBSCL loại thường dao động từ 5.650-5.750 đồng/kg, lúa dài khoảng 5.900-6.000 đồng/kg.
Giá gạo nguyên liệu loại 1 làm ra gạo 5% tấm hiện khoảng 7.500-7.600 đồng/kg tùy từng địa phương, gạo nguyên liệu làm ra gạo 25% tấm là 7.400-7.500 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Giá gạo thành phẩm 5% tấm không bao bì tại mạn hiện khoảng 9.100-9.200 đồng/kg, gạo 15% tấm 8.800-8.900 đồng/kg và gạo 25% tấm khoảng 8.250-8.350 đồng/kg tùy chất lượng và địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 2.7, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh Quảng Nam tổ chức hội thảo đầu bờ đánh giá kết quả thí điểm mô hình sản xuất dưa hấu VietGAP tại thôn Thành Mỹ, xã Tam Phước, huyện Phú Ninh.

Kết quả khả quan của một số mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam gần đây cho thấy nghề nuôi tôm nước lợ sẽ thành công nếu biết đầu tư khoa học, bài bản.

Chất lượng tôm giống ảnh hưởng lớn đến năng suất vụ nuôi. Thế nhưng hiện nay, nguồn tôm giống đạt chuẩn (trung bình khá) đáp ứng chưa được 50% nhu cầu. Nhu cầu cao nên thị trường tôm giống khá phức tạp theo kiểu “nhà nhà bán giống, người người mua giống”.

EU, Hàn Quốc đã cấm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi. Mỹ cũng đang xem xét việc này. Trong khi đó, ở nước ta, nhiều loại kháng sinh vẫn đang được trộn vào thức ăn gia súc, gia cầm, trong đó, có những loại mà nhiều nước đã sớm ra lệnh cấm trước khi cấm toàn bộ các loại kháng sinh.

Sản xuất trái cây theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP ở khu vực ĐBSCL được nhiều nhà vườn áp dụng thành công với giá trị, sản lượng nâng lên đáng kể và đã tiêu thụ được ở nhiều thị trường trong, ngoài nước.