Đã Tìm Ra Nguyên Nhân Gây Hội Chứng Tôm Chết Sớm (EMS)

Ngày 1/5/2013, Liên minh Thủy sản toàn cầu (GAA) đã thông báo rằng, Tiến sĩ Donald Lighter, nhà nghiên cứu bệnh học của Trường Đại học Arizona, đã tìm ra nguyên nhân của Hội chứng tôm chết sớm (hay còn gọi là EMS), dịch bệnh làm tiêu tốn của ngành nuôi tôm thế giới hàng tỷ đô la mỗi năm.
Nhóm của Lighter cũng đã chỉ ra rằng, Hội chứng tôm chết sớm được gây nên bởi một chủng duy nhất của một loại vi khuẩn khá phổ biến, còn gọi là Vibrio parahaemolyticus, đã bị nhiễm bởi một loại virus được biết đến như một thực thể khuẩn mà phát ra một loại độc tố mạnh. Vi khuẩn được truyền miệng, sống tại đường tiêu hóa của tôm, và sau đó sản xuất ra độc tố gây phá hủy mô và nguyên nhân rối loạn chức năng gan tụy, cơ quan tiêu hóa của tôm.
Nghiên cứu cũng tiếp tục với việc phát triển các xét nghiệm chẩn đoán để phát hiện nhanh chóng dịch bệnh Hội chứng tôm chết sớm, cho phép nâng cao quản lý trong trại giống và trong ao. Nghiên cứu cũng cho phép đánh giá tốt hơn về những rủi ro xảy ra trong quá trình nhập khẩu tôm đông lạnh hoặc các sản phẩm khác từ các nước bị ảnh hưởng bởi Hội chứng tôm chết sớm.
Một vài nước cũng thực hiện những chính sách nhằm ngăn chặn việc nhập khẩu tôm đông lạnh và những sản phẩm khác từ những nước bị ảnh hưởng bởi EMS. Tiến sĩ Lighter cũng cho biết rằng tôm đông lạnh có thể coi là nguồn lây nhiễm rủi ro thấp cho tôm tự nhiên và môi trường bởi vì tôm bị nhiễm EMS có đặc trưng là rất nhỏ và không được buôn bán giao thương quốc tế. Cũng có nhiều cố gắng để làm lây truyền bệnh bệnh sử dụng mô đông lạnh nhưng không thành công, Tiến sĩ Lighter cho biết thêm.
Hội chứng tôm chết sớm bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2010 và bùng phát mạnh từ tháng 3/2011, gây thiệt hại rất lớn cho người nuôi tôm. Năm 2012, Việt Nam có trên 100.776 ha tôm nước lợ bị thiệt hại về dịch bệnh, bao gồm các bệnh hội chứng gan tụy cấp tính, đốm trắng, đầu vàng...
Có thể bạn quan tâm

Dù lũ nhỏ, nhưng ngư dân vẫn trúng đậm những mẻ cá xát sông. Người dân chuyên đánh bắt cá mùa lũ trên địa bàn TP. Long Xuyên (An Giang) cho biết: Mùa này, lượng cá xát tập trung phía sau bè cá để ăn thức ăn thừa, chỉ cần dùng vợt xúc là dính. Cá xát sông kích thước nhỏ, thịt ngon, ngọt, được bạn hàng bán từ 70.000 - 80.000 đồng/kg. Bưng thau cá dưới sông lên chợ bán, anh Trần Văn Hai (ngụ cồn Phó Ba) cho biết: “Mỗi buổi chiều, tôi xúc dính khoảng 5kg cá xát sông, bạn hàng thu mua với giá 50.000 – 60.000 đồng/kg, bỏ sở hụi cũng kiếm được gần 200.000 đồng/ngày”.

Do đặc điểm tự nhiên được thiên nhiên ưu đãi, bãi bồi ven biển ở xã Hiệp Thạnh, thị xã Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh rất thích nghi nuôi nghêu thịt. Nuôi nghêu thịt đem lại lợi nhuận rất cao, ít rủi ro, ít tốn công chăm sóc, từ khi thả giống khoảng 10 - 14 tháng bắt đầu cho thu hoạch.

Đến đầu tháng 9, diện tích thả tôm nuôi của tỉnh Kiên Giang hơn 98.410 ha, vượt 9,34% kế hoạch, tăng 10% so với cùng kỳ, trong đó nuôi tôm công nghiệp, bán công nghiệp 1.528 ha; nuôi tôm quảng canh cải tiến gần 20.000 ha và còn lại là tôm - lúa. Sản lượng thu hoạch tôm nuôi hơn 32.400 tấn, đạt gần 58% kế hoạch, bằng 99% so cùng kỳ.

Trong năm 2015, tỉnh Bình Thuận dự kiến sẽ cung ứng cho các cơ sở nuôi tôm tại Việt Nam khoảng 20 tỷ con tôm giống.

Thời gian gần đây, giá cá sấu thương phẩm trên thị trường ổn định, người nuôi có lãi nên mô hình nuôi cá sấu theo quy mô hộ gia đình đang được nhân rộng. Tuy nhiên, công tác kiểm tra, quản lý đối tượng nuôi này đang còn nhiều kẽ hở, trở thành nỗi lo cho người dân.