Đã Tìm Ra Nguyên Nhân Gây Hội Chứng Tôm Chết Sớm (EMS)

Ngày 1/5/2013, Liên minh Thủy sản toàn cầu (GAA) đã thông báo rằng, Tiến sĩ Donald Lighter, nhà nghiên cứu bệnh học của Trường Đại học Arizona, đã tìm ra nguyên nhân của Hội chứng tôm chết sớm (hay còn gọi là EMS), dịch bệnh làm tiêu tốn của ngành nuôi tôm thế giới hàng tỷ đô la mỗi năm.
Nhóm của Lighter cũng đã chỉ ra rằng, Hội chứng tôm chết sớm được gây nên bởi một chủng duy nhất của một loại vi khuẩn khá phổ biến, còn gọi là Vibrio parahaemolyticus, đã bị nhiễm bởi một loại virus được biết đến như một thực thể khuẩn mà phát ra một loại độc tố mạnh. Vi khuẩn được truyền miệng, sống tại đường tiêu hóa của tôm, và sau đó sản xuất ra độc tố gây phá hủy mô và nguyên nhân rối loạn chức năng gan tụy, cơ quan tiêu hóa của tôm.
Nghiên cứu cũng tiếp tục với việc phát triển các xét nghiệm chẩn đoán để phát hiện nhanh chóng dịch bệnh Hội chứng tôm chết sớm, cho phép nâng cao quản lý trong trại giống và trong ao. Nghiên cứu cũng cho phép đánh giá tốt hơn về những rủi ro xảy ra trong quá trình nhập khẩu tôm đông lạnh hoặc các sản phẩm khác từ các nước bị ảnh hưởng bởi Hội chứng tôm chết sớm.
Một vài nước cũng thực hiện những chính sách nhằm ngăn chặn việc nhập khẩu tôm đông lạnh và những sản phẩm khác từ những nước bị ảnh hưởng bởi EMS. Tiến sĩ Lighter cũng cho biết rằng tôm đông lạnh có thể coi là nguồn lây nhiễm rủi ro thấp cho tôm tự nhiên và môi trường bởi vì tôm bị nhiễm EMS có đặc trưng là rất nhỏ và không được buôn bán giao thương quốc tế. Cũng có nhiều cố gắng để làm lây truyền bệnh bệnh sử dụng mô đông lạnh nhưng không thành công, Tiến sĩ Lighter cho biết thêm.
Hội chứng tôm chết sớm bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2010 và bùng phát mạnh từ tháng 3/2011, gây thiệt hại rất lớn cho người nuôi tôm. Năm 2012, Việt Nam có trên 100.776 ha tôm nước lợ bị thiệt hại về dịch bệnh, bao gồm các bệnh hội chứng gan tụy cấp tính, đốm trắng, đầu vàng...
Có thể bạn quan tâm

Giá trị xuất khẩu con tôm Cà Mau luôn tăng qua các năm, đạt trên 1,2 tỷ USD trong năm 2014. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế cho thấy, phần lớn được xuất dưới dạng sản phẩm thô, mới qua sơ chế, làm giảm giá trị sản phẩm, chỉ có khoảng 40% sản phẩm có giá trị gia tăng được xuất khẩu.

Bà Cao Thị Kim Lan, Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định (BIDIFISCO) cho biết: Lô hàng cá ngừ đại dương thứ hai của tỉnh ta xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đã được bán đấu giá tại Trung tâm Đấu giá thành phố Osaka (Nhật Bản) vào sáng 2.2, với giá bình quân 1.000 JPY/kg (khoảng 190.000 đồng/kg).

Phần lớn, cá ngừ của Việt Nam được xuất khẩu ở dạng đã qua chế biến, làm hàng đông lạnh thay vì làm hàng chất lượng cao, xuất khẩu nguyên con trực tiếp nên giá trị thu về không cao. Ngoài ra, các doanh nghiệp thủy sản còn phải nhập khẩu tới 50% nguyên liệu về để chế biến nên khó có thể chủ động trong nguồn hàng cũng như ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của sản phẩm.

Ông Nguyễn Văn Định - Giám đốc Công ty TNHH Hải đảo Lý Sơn cho hay, đơn vị đã ký hợp đồng với hệ thống Siêu thị Big C để phân phối đặc sản tỏi ngồng trên hệ thống siêu thị này và mở 3 cửa hàng bán lẻ khác. Tại Quảng Ngãi, 1 cửa hàng vừa mới khai trương tại số nhà 270 đường Phan Bội Châu, TP. Quảng Ngãi.

Theo đó, các lực lượng chức năng tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình dịch cúm gia cầm trên địa bàn nhằm phát hiện và xử lý ngay ổ dịch cúm khi còn ở diện hẹp, không để lây lan; đấu tranh, ngăn chặn việc vận chuyển trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới. Ngoài ra, việc nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng thú y cơ sở cũng cần được chú trọng.