Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đã Tìm Ra Nguyên Nhân Gây Hội Chứng Tôm Chết Sớm (EMS)

Đã Tìm Ra Nguyên Nhân Gây Hội Chứng Tôm Chết Sớm (EMS)
Ngày đăng: 04/05/2013

Ngày 1/5/2013, Liên minh Thủy sản toàn cầu (GAA) đã thông báo rằng, Tiến sĩ Donald Lighter, nhà nghiên cứu bệnh học của Trường Đại học Arizona, đã tìm ra nguyên nhân của Hội chứng tôm chết sớm (hay còn gọi là EMS), dịch bệnh làm tiêu tốn của ngành nuôi tôm thế giới hàng tỷ đô la mỗi năm.

Nhóm của Lighter cũng đã chỉ ra rằng, Hội chứng tôm chết sớm được gây nên bởi một chủng duy nhất của một loại vi khuẩn khá phổ biến, còn gọi là Vibrio parahaemolyticus, đã bị nhiễm bởi một loại virus được biết đến như một thực thể khuẩn mà phát ra một loại độc tố mạnh. Vi khuẩn được truyền miệng, sống tại đường tiêu hóa của tôm, và sau đó sản xuất ra độc tố gây phá hủy mô và nguyên nhân rối loạn chức năng gan tụy, cơ quan tiêu hóa của tôm.

Nghiên cứu cũng tiếp tục với việc phát triển các xét nghiệm chẩn đoán để phát hiện nhanh chóng dịch bệnh Hội chứng tôm chết sớm, cho phép nâng cao quản lý trong trại giống và trong ao. Nghiên cứu cũng cho phép đánh giá tốt hơn về những rủi ro xảy ra trong quá trình nhập khẩu tôm đông lạnh hoặc các sản phẩm khác từ các nước bị ảnh hưởng bởi Hội chứng tôm chết sớm.

Một vài nước cũng thực hiện những chính sách nhằm ngăn chặn việc nhập khẩu tôm đông lạnh và những sản phẩm khác từ những nước bị ảnh hưởng bởi EMS. Tiến sĩ Lighter cũng cho biết rằng tôm đông lạnh có thể coi là nguồn lây nhiễm rủi ro thấp cho tôm tự nhiên và môi trường bởi vì tôm bị nhiễm EMS có đặc trưng là rất nhỏ và không được buôn bán giao thương quốc tế. Cũng có nhiều cố gắng để làm lây truyền bệnh bệnh sử dụng mô đông lạnh nhưng không thành công, Tiến sĩ Lighter cho biết thêm.

Hội chứng tôm chết sớm bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2010 và bùng phát mạnh từ tháng 3/2011, gây thiệt hại rất lớn cho người nuôi tôm. Năm 2012, Việt Nam có trên 100.776 ha tôm nước lợ bị thiệt hại về dịch bệnh, bao gồm các bệnh hội chứng gan tụy cấp tính, đốm trắng, đầu vàng...


Có thể bạn quan tâm

Mùa xuống giống, nông dân lại lo gặp phân bón giả Mùa xuống giống, nông dân lại lo gặp phân bón giả

Tình trạng phân bón giả, phân bón kém chất lượng đang hoành hành khắp các vùng nông thôn. Mùa mưa ở Tây Nguyên bắt đầu, cũng là thời điểm thuận lợi để nhà nông xuống giống, bón phân cho các loại cây trồng.

30/05/2015
Phát triển thương hiệu Lạc giống Tân Yên (Bắc Giang) Phát triển thương hiệu Lạc giống Tân Yên (Bắc Giang)

việc xây dựng thành công nhãn hiệu Lạc giống Tân Yên, hai năm nay, huyện Tân Yên (Bắc Giang) tập trung cao cho phát triển và mở rộng diện tích cây lạc, cây thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của địa phương.

30/05/2015
Ðầu tư thâm canh biện pháp tăng năng suất, hiệu quả cây điều Ðầu tư thâm canh biện pháp tăng năng suất, hiệu quả cây điều

Trong nhiều năm trở lại đây, cây điều thường xuyên bị mất mùa, năng suất, sản lượng liên tục giảm mạnh. Ðể nâng cao năng suất, hiệu quả cây điều, Sở NN&PTNT phối hợp với Viện KHKT Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ (NNDHNTB) xây dựng mô hình đầu tư thâm canh cây điều trên địa bàn huyện Phù Cát (Bình Định), kết quả mang lại rất khả quan.

30/05/2015
Bộ trưởng Cao Đức Phát bà con nông dân chỉ nên trồng cây mắc-ca đã khảo nghiệm Bộ trưởng Cao Đức Phát bà con nông dân chỉ nên trồng cây mắc-ca đã khảo nghiệm

Đó là khuyến cáo của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Cao Đức Phát trong chuyên mục "Dân hỏi Bộ trưởng trả lời" tuần này.

01/06/2015
Cơn sốt đinh lăng Cơn sốt đinh lăng

Thân đinh lăng giống cả lá bó lại cân 50.000 - 60.000đ/kg mà không có đủ để bán, củ đinh lăng già giá vài chục triệu mà không phải xỉa tiền ra là mua được khiến cho người người, nhà nhà mơ một giấc mơ đẹp…

01/06/2015