Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đà Nẵng thí điểm mô hình ruộng lúa, bờ hoa

Đà Nẵng thí điểm mô hình ruộng lúa, bờ hoa
Ngày đăng: 16/06/2015

Đây là mô hình mới “ruộng lúa, bờ hoa” vừa được Hội Nông dân huyện Hòa Vang triển khai tại cánh đồng hữu cơ của xã Hòa Tiến.

“Ruộng lúa, bờ hoa” là mô hình được triển khai rộng rãi, hiệu quả và không có gì xa lạ với bà con nông dân tại nhiều nơi, đặc biệt là người nông dân các tỉnh, thành phố ở phía Nam của nước ta. Với thành phố Đà Nẵng nói chung, huyện Hòa Vang nói riêng thì đây là một mô hình mới, vẫn còn lạ lẫm với nhiều nông dân nên Hội Nông dân huyện lựa chọn thí điểm đầu tiên tại cánh đồng lúa hữu cơ tại thôn An Trạch, xã Hòa Tiến.

Với diện tích trên 10ha, Hội Nông dân đã trồng thử nghiệm gần 2.000 cây với nhiều loài hoa, chủ yếu là cúc, hoa mào gà, cánh bướm, bông trang... Đây là những loài hoa có màu sắc sặc sỡ, có nhiều phấn hoa, ngoài việc tô điểm, làm đẹp cho cánh đồng lúa của người nông dân, các loài hoa này còn nhằm mục đích dẫn dụ côn trùng, giúp đa dạng hóa thành phần côn trùng có ích, khống chế các loài côn trùng gây hại, đặc biệt là rầy nâu.

Ông Đặng Văn Quang, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Tiến cho biết: “Trồng hoa quanh ruộng lúa không chỉ nhằm mục đích tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp mà còn giúp người nông dân tạo cân bằng sinh thái, bảo vệ đồng ruộng, nhất là phòng chống dịch hại trên cây lúa”.

Bà Nguyễn Thị Huệ là một trong 90 hộ nông dân trực tiếp tham gia sản xuất tại cánh đồng hữu cơ thôn An Trạch chia sẻ: “Việc phủ bạt ni-lông và trồng hoa quanh ruộng lúa như vậy ngoài ngăn chặn được chuột, sâu bọ cắn phá lúa, nó còn tạo ra cảnh quan môi trường đẹp hơn, thân thiện hơn. Khi nhìn thấy hoa nở rực rỡ trên bờ ruộng, bà con ai nấy đều vui vẻ, phấn khởi và thoải mái khi ra đồng, đỡ mệt hơn, thấy gắn bó với ruộng đồng hơn”.

Có thể thấy, mô hình “ruộng lúa, bờ hoa” không chỉ tạo mỹ quan cho đồng ruộng mà điều quan trọng là nó giúp người nông dân bảo vệ đồng ruộng, phòng chống dịch hại trên cây lúa, đồng thời giảm chi phí, hạn chế phun thuốc và tạo ra năng suất mới giúp tăng thu nhập cho người nông dân. Theo Hội Nông dân huyện Hòa Vang thì ngoài lợi ích kinh tế mà mô hình mang lại, điều quan trọng là nó giúp người nông dân có ý thức bảo vệ môi trường, nâng cao trình độ cũng như nhận thức trong việc làm ra sản phẩm sạch phục vụ cộng đồng. Theo kế hoạch, nếu mô hình điểm này thành công sẽ được nhân rộng nhiều cánh đồng khác trên địa bàn huyện Hòa Vang trong thời gian đến.


Có thể bạn quan tâm

Vĩnh Thạnh (Bình Định) Mất Mùa Đậu Đen Vĩnh Thạnh (Bình Định) Mất Mùa Đậu Đen

Sau thắng lợi của vụ đậu đen năm trước, vụ Đông Xuân này nông dân các địa phương trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã chủ động mở rộng diện tích đậu đen lên tổng số khoảng 530 ha, tập trung nhiều nhất ở Vĩnh Thuận với 265 ha, Vĩnh Kim 135 ha… Tuy nhiên, do nắng hạn, phần lớn diện tích đậu đen bị mất mùa.

17/04/2014
Thái Nguyên Áp Dụng Công Nghệ Tưới Phun Mưa Tự Động Trên Cây Chè Thái Nguyên Áp Dụng Công Nghệ Tưới Phun Mưa Tự Động Trên Cây Chè

Năm 2011, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đã thực hiện mô hình “Tổ hợp tác sản xuất chè vụ đông có sử dụng công nghệ tưới phun mưa tự động”. Đây là một trong những phương pháp sử dụng công nghệ kỹ thuật tưới nước tiết kiệm được áp dụng rộng rãi trên Thế giới và mang lại hiệu quả cao.

17/04/2014
Hồ Tiêu Được Mùa, Được Giá Hồ Tiêu Được Mùa, Được Giá

Những năm trước cứ sau mỗi mùa vụ, Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA) lại đưa ra dự báo sản lượng hồ tiêu giảm, còn năm nay tổ chức này đưa ra dự báo sản lượng hồ tiêu vào khoảng 150.000 tấn, tăng khoảng 30.000 tấn so với năm trước.

17/04/2014
HTX Bình Kiến 2 (TP Tuy Hòa) Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Nấm HTX Bình Kiến 2 (TP Tuy Hòa) Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Nấm

Từ hiệu quả của mô hình trồng nấm linh chi và nấm bào ngư của HTX Nông nghiệp - Kinh doanh tổng hợp Bình Kiến 2 (HTX Bình Kiến 2), hiện nay nhiều hộ dân ở xã Bình Kiến (TP Tuy Hòa, Phú Yên) đã học tập, đầu tư; bước đầu cho kết quả khả quan, mang lại nguồn thu nhập khá.

17/04/2014
Hiệu Quả Từ Mô Hình Cải Tạo Vườn Tạp Hiệu Quả Từ Mô Hình Cải Tạo Vườn Tạp

Để giúp bà con đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi nhận thức, thay đổi tập quán sản xuất và nâng cao đời sống, phát triển kinh tế gia đình, huyện Đức Cơ (Gia Lai) đã triển khai mô hình cải tạo vườn tạp và bước đầu đã mang lại hiệu quả.

17/04/2014