Đã mắt ngắm vườn thanh long trăm gốc trên mái nhà

Ông Nguyễn Mạnh Thắng chia sẻ, cách đây khoảng một năm, ông có dịp thăm quan một mô hình trồng thanh long trong chậu mà vẫn ra hoa đậu quả.
Khi về, ông nảy ra ý tưởng mua chậu cảnh và làm khung trụ để trồng thanh long trên khoảng sân thượng nhà mình.
Theo lời ông Thắng, chi phí làm vườn thanh long hết chưa đầy 10 triệu đồng, trong đó bao gồm: tiền sắt làm khung 4 triệu, tiền chậu 4 triệu (giá 50.000 đồng/chậu), tiền nguyên liệu để làm cọc trụ cho mỗi gốc thanh long,...
Chuẩn chị vật liệu xong, tự tay ông thiết kế và làm.
“Trước đây tôi đã trồng thanh long trong chậu sứ, nhưng được một thời gian thì chậu bị vỡ mà giá chậu sứ lại đắt.
Nay tôi chuyển sang chậu xi măng, thấy bền và giá thành rẻ hơn hẳn”, ông Thắng nói.
Sau một năm, giờ ông đã có gần 100 gốc thanh long trên sân thượng.
Cây đã cho quả được nửa năm nay.
“Thanh long ruột đỏ tuy quả nhỏ nhưng rất sai, ăn ngọt, đậm đà hơn hẳn thanh long ruột trắng.
Năm đầu tiên bói quả có cây cho tận 10 quả.
Đặc biệt, nhiều lúc vườn thanh long chín rực đỏ trên sân thượng”, ông Thắng khoe.
Ông cũng tiết lộ, thanh long là loại cây cực dễ trồng và chăm sóc.
Chỉ cần chọn chậu xi măng cao 40cm, có đường kính miệng 40 cm, rồi lấy xỉ than, đất, phân gà, phân NPK trộn với nhau cho vào chậu là trồng được.
Trời nắng, cần tưới nước ngày một lần, còn trời mát mẻ như hiện tại thì 2 ngày mới phải tưới.
Có hôm bận việc, ông quên tưới nước mà cây cũng chẳng sao, vẫn sống tốt.
Thanh long thường ra hoa, đậu quả từ tháng 4 đến tháng 10.
Vì thế, mỗi năm ông chỉ bón phân NPK vào gốc cây một lần vào tháng 3 để đón đợt ra hoa vào tháng 4.
Tuy nhiên, ông Thắng lưu ý, thanh long là loại cây trồng ưa ánh sáng, phải có ánh sáng cây mới ra hoa và đậu quả.
Không chỉ trồng trên sân thượng để hứng nắng, gần đây, buổi tối ông còn thắp thêm hai bóng điện để tăng độ sáng cho vườn thanh long.
Cây thanh long có ưu điểm là không sâu bệnh, không tốn quá nhiều công chăm sóc, đặc biệt, cây còn không có lá nên đỡ phải quét dọn vườn khi lá rụng.
“Tôi trồng phục vụ nhu cầu ăn uống của gia đình là chính, lúc thu hoạch nhiều quá thì đem biếu bớt hàng xóm, cho bạn bè chứ không bán”, ông Thắng nói.
Thanh long là loại cây dễ chăm sóc, chỉ trồng trong chậu cũng có thể phát triển rất tốt.
Chỉ cần trồng vài tháng là thanh long đã bắt đầu ra hoa.
Thanh long được trồng trên sân thượng song cực kỳ nhiều hoa mặc dù đã vào thời điểm cuối mùa.
Vườn thanh long trên sân thượng có đủ ánh sáng nên cho quả sai trĩu.
Theo ông Thắng, quả thanh long trồng trên sân thượng ăn ngon, vị rất ngọt.
Tối đến, ông Thắng còn thắp thêm hai bóng điện để cung cấp sáng, giúp thanh long đậu quả tốt hơn.
Có thể bạn quan tâm

Đối với những thị trường nhập khẩu (NK) thủy sản khó tính như EU và Nhật Bản, liên tục phát hiện mức dư lượng kháng sinh quá quy định sẽ là điểm trừ trong bài toán mở rộng thị trường xuất khẩu (XK) ở đây.

Khổ sở với đồng lương ba cọc ba đồng không đủ chi tiêu, đặc biệt là khi giá cả ngày càng leo thang, không ít công chức đã quyết định nghỉ việc về trồng rau sạch bán kiếm sống.

Là một nông dân “chính hiệu”, quanh năm gắn chặt với ruộng đồng, khi đã ở vào cái tuổi “xưa nay hiếm”, ông vẫn trăn trở với niềm đam mê cây gốc ghép, mong muốn tạo ra những cây giống có chất lượng, phục vụ bà con nông dân. Ông là Nguyễn Văn Ngãi – thôn Nhật Chiêu 7, xã Liên Châu (Yên Lạc - Vĩnh Phúc).

Huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) có khoảng hơn 1.100 ha nuôi ngao. Do vùng bãi triều của huyện sâu, dốc, lầy bùn... nên người nuôi phải đầu tư nhiều hơn vùng khác để cải tạo bãi; hơn nữa, tỷ lệ phơi bãi thấp, thức ăn không đầy đủ nên thời gian nuôi ngao của địa phương thường từ 16 đến 17 tháng (bình thường 14 - 15 tháng)...

Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) dự kiến, kim ngạch xuất khẩu trái cây và rau năm 2014 sẽ đạt khoảng 1,2 tỷ USD. Con số này sẽ tiếp tục tăng nếu chúng ta biết khai thác tốt nguồn lợi từ mặt hàng này.