Đà Lạt Phát Triển Đô Thị Nông Nghiệp Sạch

Theo số liệu thống kê, đến năm 2012 Đà Lạt có 9.451ha đất canh tác. Điều đáng lưu ý là từ năm 2012 đến nay, diện tích đất nông nghiệp của Đà Lạt không còn mở rộng, thậm chí là đang giảm dần vì quá trình đô thị hóa.
Ông Nguyễn Trúc Bồng Sơn - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng cho biết: “Trước thực tế này, vấn đề đặt ra cho nông dân Đà Lạt là phải đẩy mạnh việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất cũng như chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Một trong những biện pháp đang được triển khai nhằm giải quyết vấn đề này đó là việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp ở Đà Lạt”.
Theo thống kê của Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng, trong 9.451ha đất canh tác nông nghiệp ở Đà Lạt, diện tích được sản xuất rau và hoa chiếm khoảng 4.600ha. Trong 4.600ha này, diện tích rau và hoa có ứng dụng công nghệ cao chiếm đến 3.200ha.
Số liệu của Sở NNPTNT Lâm Đồng cho thấy: Tại Đà Lạt, nông dân trồng rau theo quy trình an toàn có thu nhập bình quân mỗi năm 250 triệu đồng/ha; rau cao cấp: 800 triệu đồng/ha. Với nông dân trồng hoa, thu nhập còn cao hơn: Trồng hoa cắt cành thu trung bình 550 triệu đồng/ha/năm; hoa cao cấp 1 tỷ đồng trở lên.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Trúc Bồng Sơn: “Có thể đánh giá chung là sản xuất nông nghiệp của thành phố chủ yếu theo mô hình kinh tế hộ gia đình nhỏ lẻ, manh mún... nên việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật từ khâu sản xuất đến khâu bảo quản và thị trường còn nhiều hạn chế và gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với ngành rau và hoa”.
Ông Sơn nhấn mạnh: “Thực tế phát triển nông nghiệp đô thị Đà Lạt đang đặt ra nhiều vấn đề: Muốn giữ mục tiêu xây dựng Đà Lạt trở thành đô thị du lịch - nghỉ dưỡng, trở thành đô thị sinh thái - cảnh quan - đa dạng sinh học thì cần phải nghiên cứu xác định rõ vai trò sản xuất nông nghiệp của Đà Lạt; từ đó đề ra chủ trương và giải pháp cụ thể và lâu dài cho ngành sản xuất này”.
Cũng theo ông Sơn, để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa du lịch và nông nghiệp của đô thị Đà Lạt thì TP.Đà Lạt cần phải có chính sách phát triển nông nghiệp đô thị bền vững, mà cụ thể là phải xây dựng một đề án phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị; đồng thời, phát triển nông nghiệp theo hướng xanh - sạch.
Có thể bạn quan tâm

Để phát huy hết những lợi thế của các địa phương ở Thái Bình về nuôi trồng thủy sản, trước hết các hộ nuôi cần thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật từ cải tạo ao đầm, lịch thời vụ, con giống để sau mỗi vụ thu hoạch cá, tôm, ngao… cho thêm khoản thu lớn.

Trạm Thú y TX Sông Cầu (Phú Yên) cho biết, khoảng 1 tháng nay, hơn 80.000 cá mú, cá chẽm nuôi tại xã Xuân Thịnh và Xuân Hòa bị chết. Cá chết có trọng lượng từ 0,5 đến 1 kg/con, với biểu hiện lở loét. Nặng nhất là xã Xuân Thịnh, tỉ lệ cá chết tại 377 lồng nuôi lên đến 90%; xã Xuân Hòa tỉ lệ cá chết nuôi tại 47 lồng là 30%.

Sau khi lỗ thông tầm từ năm 2012 đến nay, những người nuôi gà trắng hiện đều rơi vào cảnh nợ nần đầm đìa. Nhiều người bi quan cho rằng, mọi cánh cửa với dân nuôi gà công nghiệp tự phát sẽ đóng lại.

Đã từ lâu, chim, cò là nổi ám ảnh cho người nuôi tôm vì chúng gây thất thoát và truyền những dịch bệnh nguy hiểm. Vì vậy, ngăn ngừa được chim, cò đến ao tôm là góp phần đảm bảo vụ nuôi tôm được thắng lợi.

Từ đầu tháng 4, Chi cục Thú y TPHCM đã lấy 60 mẫu xét nghiệm trên đàn chim yến, tất cả kết quả âm tính với vi rút H5N1. Chi cục Thú y TPHCM sẽ tiếp tục lấy mẫu trong thời gian tới.