Đà Lạt Phát Triển Đô Thị Nông Nghiệp Sạch

Theo số liệu thống kê, đến năm 2012 Đà Lạt có 9.451ha đất canh tác. Điều đáng lưu ý là từ năm 2012 đến nay, diện tích đất nông nghiệp của Đà Lạt không còn mở rộng, thậm chí là đang giảm dần vì quá trình đô thị hóa.
Ông Nguyễn Trúc Bồng Sơn - Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng cho biết: “Trước thực tế này, vấn đề đặt ra cho nông dân Đà Lạt là phải đẩy mạnh việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất cũng như chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Một trong những biện pháp đang được triển khai nhằm giải quyết vấn đề này đó là việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp ở Đà Lạt”.
Theo thống kê của Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng, trong 9.451ha đất canh tác nông nghiệp ở Đà Lạt, diện tích được sản xuất rau và hoa chiếm khoảng 4.600ha. Trong 4.600ha này, diện tích rau và hoa có ứng dụng công nghệ cao chiếm đến 3.200ha.
Số liệu của Sở NNPTNT Lâm Đồng cho thấy: Tại Đà Lạt, nông dân trồng rau theo quy trình an toàn có thu nhập bình quân mỗi năm 250 triệu đồng/ha; rau cao cấp: 800 triệu đồng/ha. Với nông dân trồng hoa, thu nhập còn cao hơn: Trồng hoa cắt cành thu trung bình 550 triệu đồng/ha/năm; hoa cao cấp 1 tỷ đồng trở lên.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Trúc Bồng Sơn: “Có thể đánh giá chung là sản xuất nông nghiệp của thành phố chủ yếu theo mô hình kinh tế hộ gia đình nhỏ lẻ, manh mún... nên việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật từ khâu sản xuất đến khâu bảo quản và thị trường còn nhiều hạn chế và gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với ngành rau và hoa”.
Ông Sơn nhấn mạnh: “Thực tế phát triển nông nghiệp đô thị Đà Lạt đang đặt ra nhiều vấn đề: Muốn giữ mục tiêu xây dựng Đà Lạt trở thành đô thị du lịch - nghỉ dưỡng, trở thành đô thị sinh thái - cảnh quan - đa dạng sinh học thì cần phải nghiên cứu xác định rõ vai trò sản xuất nông nghiệp của Đà Lạt; từ đó đề ra chủ trương và giải pháp cụ thể và lâu dài cho ngành sản xuất này”.
Cũng theo ông Sơn, để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa du lịch và nông nghiệp của đô thị Đà Lạt thì TP.Đà Lạt cần phải có chính sách phát triển nông nghiệp đô thị bền vững, mà cụ thể là phải xây dựng một đề án phát triển nông nghiệp theo hướng đô thị; đồng thời, phát triển nông nghiệp theo hướng xanh - sạch.
Có thể bạn quan tâm

Để đảm bảo nguồn thức ăn cho bò sữa – con vật chủ lực giúp nhiều hộ vươn lên thoát nghèo, một số địa phương đang mở rộng diện tích trồng cỏ, nhất là các loại cỏ giàu dinh dưỡng và có năng suất cao để làm thức ăn cho bò.

Phần lớn diện tích cây cà phê Catimor tại huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) được trồng trong giai đoạn 1990-1991. Tính đến nay tuổi thọ trung bình đã hơn 20 năm trong khi chu kỳ khai thác hiệu quả nhất của cây cà phê vào khoảng 12 đến 15 năm.

Ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ kinh phí mua hạt giống cây trồng để thực hiện chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây màu vụ Xuân Hè, vụ Hè Thu, vụ Thu Đông năm 2014 và vụ Đông Xuân 2014-2015 tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo nhanh và bền vững, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) đã tích cực phối hợp với các ngành chuyên môn thực hiện nhiều mô hình, dự án, áp dụng khoa học kỹ thuật để đưa nông sản, trong đó có cây quýt thành sản phẩm hàng hóa.

Sản xuất nông sản theo tiêu chuẩn GAP là hết sức cần thiết cho nông nghiệp Việt Nam, tạo điều kiện cho các sản phẩm này gia nhập vào thị trường rộng lớn của thế giới.