Đã khống chế được dịch bệnh tại khu vực nuôi cá lồng biển ở Hải Minh

Trước đó, trong tháng 5.2015, các hộ nuôi cá lồng biển ở vùng biển đầm Thị Nại tại Hải Minh Trong gặp nhiều khó khăn do cá bị bệnh và chết hàng loạt. Các ngành chức năng của TP Quy Nhơn phối hợp với chính quyền địa phương đã đến kiểm tra và xác định nguyên nhân là do nguồn nước nuôi lâu ngày bị nhiễm bẩn, cộng với thời tiết nắng nóng tạo điều kiện sinh sôi, nảy nở của các loại ký sinh trùng sống trong nước gây bệnh cho cá và làm cá chết.
Theo thống kê của UBND phường Hải Cảng, hiện tại Hải Minh Trong có 86 hộ nuôi cá lồng biển, gồm 176 bè với 1.013 lồng nuôi, tăng 5 hộ và 57 bè so với cuối năm 2014. Các đối tượng cá nuôi ở đây nhiều nhất là cá chẽm còn gọi là cá dược, tiếp đến là cá hồng, cá bớp, cá mú… Hộ nuôi ít cũng từ 4.000 - 5.000 con cá các loại, hộ nuôi quy mô lên đến hơn 10.000 con.
Có thể bạn quan tâm

Đây là 1 trong 2 mô hình thí điểm đầu tiên trên vùng biển Thừa Thiên Huế cũng như toàn quốc về việc giao quyền khai thác thủy sản vùng biển ven bờ cho người dân. Cộng đồng ngư dân phối hợp cùng Nhà nước quản lý ngư trường.

Để tránh tình trạng hàng đưa sang Trung Quốc bị trả về thậm chí bị tiêu hủy, Cục Bảo vệ thực vật yêu cầu Chi cục và các doanh nghiệp xuất khẩu kiểm tra chặt chẽ các lô hàng xuất khẩu sang Trung Quốc trong đó, đặc biệt chú ý đến hai loại rệp sáp do Trung Quốc thông báo. Lô hàng nào bị nhiễm cần có biện pháp xử lý sao cho phù hợp.

Với diện tích 26ha, khu nuôi bò sữa tập trung Vạn Dâu, xã Phượng Cách, huyện Quốc Oai (Hà Nội) đến nay đã quy tụ được 16 hộ chăn nuôi quy mô gần 200 con bò, thuận lợi trong xử lý môi trường, tạo nguồn thức ăn nuôi bò và tiêu thụ sản phẩm.

Ngày 9-6-2014, ông Võ Đăng Khoa, Giám đốc trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch cho biết: Cục sở hữu trí tuệ vừa có quyết định (số 16420/QĐ-SHTT ngày 25-3-2014) về việc cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm hồ tiêu Lộc Ninh của tỉnh Bình Phước.

Thời gian qua, các nhà khoa học trong nước đã chọn tạo thành công ba giống cam không hạt và đã được Bộ NN&PTNT cho phép chuyển giao vào sản xuất, bao gồm: cam mật không hạt, cam sành không hạt và cam V2.