Đạ Huoai (Lâm Đồng) Nuôi Thử Nghiệm Cá Chạch Bùn Thương Phẩm

Từ nguồn vốn khoa học công nghệ huyện năm 2014, Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) đã xây dựng và triển khai thực hiện Đề tài “Thử nghiệm nuôi cá chạch bùn thương phẩm” tại 2 hộ dân ở tổ dân phố 2 và tổ dân phố 10, thị trấn Mađaguôi.
Qui mô đề tài là 400m2 với số lượng cá chạch giống thả nuôi là 18.000 con, Trung tâm Nông nghiệp hỗ trợ 100% chi phí về thức ăn, thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật nuôi và 85% chi phí mua con giống, phần còn lại nông dân đối ứng; tổng kinh phí hỗ trợ thực hiện đề tài từ ngân sách nhà nước là 82.800.000 đồng.
Sau khi triển khai thực hiện, nông dân tham gia mô hình đã được hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá chạch thương phẩm và một số đặc tính sinh học của cá chạch bùn, kỹ thuật phòng và trị bệnh cho cá chạch.
Theo tính toán, cá chạch bùn sau thời gian nuôi từ 4-5 tháng theo hướng thương phẩm, cá đạt trọng lượng từ 40-50g/con, với giá thị trường hiện tại trung bình khoảng 160.000 đ/kg, trừ chi phí đầu tư mỗi mô hình nông dân được lợi từ 10-12 triệu đồng/200m2 ao nuôi, cao hơn so với nuôi các loại cá khác tại địa phương.
Kết quả thực hiện đề tài thành công sẽ góp phần nhân rộng quy mô nuôi, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường và tiến tới hoàn thiện quy trình nuôi phù hợp với địa phương, đồng thời tạo điều kiện cho nông dân được học tập, làm quen với cách nuôi thủy sản mới, thay đổi các tập quán chăn nuôi cũ kém hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Dù phải mất kinh phí nhưng bà con ở Vĩnh Phúc vẫn rủ nhau đi học phòng chống dịch cúm gia cầm, bởi khi có kiến thức thì chăn nuôi sẽ đạt hiệu quả kinh tế lâu dài.

UBND TPHCM vừa có văn bản triển khai quy định tạm thời về quản lý nuôi chim yến. Theo đó, Chi cục Thú y lấy mẫu định kỳ 6 tháng/lần để giám sát chặt tình hình dịch tễ các nhà nuôi yến trên địa bàn và lấy mẫu kiểm tra đột xuất khi có hiện tượng chim yến chết bất thường hoặc cúm gia cầm xảy ra. Ngoài ra, TP yêu cầu các quận, huyện kiên quyết không để phát sinh các nhà nuôi yến ngoài khu vực quy hoạch.

Trong những năm gần đây, phong trào phụ nữ đầu tư chăn nuôi bò phát triển khá mạnh ở thôn Hòa Hiệp, xã Bình Tường (Tây Sơn - Bình Định). Ngoài cây lúa thì lợi nhuận từ nuôi bò là nguồn thu chính của nhiều hộ dân ở đây để trang trải cuộc sống.

Trong khi nhiều thôn, xã vẫn đang loay hoay việc lựa chọn trồng cây gì, nuôi con gì để đem lại giá trị kinh tế cao nhất thì ở thôn Tân Bình 2, xã Bình Xa (Hàm Yên - Tuyên Quang), lâu nay con lợn đã được định hình là con làm giàu của người dân trong thôn. Chuyện nuôi lợn tưởng như ở đâu cũng thế, nhưng có nghe người chăn nuôi kể chuyện mới thấy cũng lắm công phu.

Cây hồ tiêu xuất hiện ở Chư Đăng Ya-xã đặc biệt khó khăn của huyện Chư Pah (Gia Lai) từ năm 2008 với quy mô nhỏ lẻ và chính thức phát triển mạnh từ năm 2012 đến nay.