Đạ Huoai (Lâm Đồng) Nuôi Thử Nghiệm Cá Chạch Bùn Thương Phẩm

Từ nguồn vốn khoa học công nghệ huyện năm 2014, Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) đã xây dựng và triển khai thực hiện Đề tài “Thử nghiệm nuôi cá chạch bùn thương phẩm” tại 2 hộ dân ở tổ dân phố 2 và tổ dân phố 10, thị trấn Mađaguôi.
Qui mô đề tài là 400m2 với số lượng cá chạch giống thả nuôi là 18.000 con, Trung tâm Nông nghiệp hỗ trợ 100% chi phí về thức ăn, thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật nuôi và 85% chi phí mua con giống, phần còn lại nông dân đối ứng; tổng kinh phí hỗ trợ thực hiện đề tài từ ngân sách nhà nước là 82.800.000 đồng.
Sau khi triển khai thực hiện, nông dân tham gia mô hình đã được hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá chạch thương phẩm và một số đặc tính sinh học của cá chạch bùn, kỹ thuật phòng và trị bệnh cho cá chạch.
Theo tính toán, cá chạch bùn sau thời gian nuôi từ 4-5 tháng theo hướng thương phẩm, cá đạt trọng lượng từ 40-50g/con, với giá thị trường hiện tại trung bình khoảng 160.000 đ/kg, trừ chi phí đầu tư mỗi mô hình nông dân được lợi từ 10-12 triệu đồng/200m2 ao nuôi, cao hơn so với nuôi các loại cá khác tại địa phương.
Kết quả thực hiện đề tài thành công sẽ góp phần nhân rộng quy mô nuôi, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường và tiến tới hoàn thiện quy trình nuôi phù hợp với địa phương, đồng thời tạo điều kiện cho nông dân được học tập, làm quen với cách nuôi thủy sản mới, thay đổi các tập quán chăn nuôi cũ kém hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm

Nếu không được ông Phan Văn Nhàn, Chủ tịch Hội Nông dân phường Vĩnh Phú cho biết trước thì chúng tôi khó có thể nghĩ đó là một ông chủ đang sở hữu gần 20 trại nuôi chim bồ câu đặt tại 6 tỉnh, thành và còn là ông chủ của 4 nhà hàng ở Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Trạm đã tổ chức khảo sát địa bàn, nhận thấy các hộ đăng ký nhận nuôi ở hai xã Phan Hiệp và Phan Điền có đầy đủ điều kiện để chăm sóc và phát triển đàn dê, như có đủ diện tích đất để làm bãi chăn thả và trồng cỏ, thuận lợi đường giao thông, có khả năng đầu tư phù hợp với yêu cầu kỹ thuật và nội dung của mô hình.

Vụ Đông năm 2014, xã Mỹ Thành gieo trồng 234ha cây trồng các loại, trong đó có tới 232ha đậu tương, còn lại là rau màu. Do phù hợp với đồng đất nơi đây nên cây đậu tương cho hiệu quả kinh tế cao, trung bình gấp 1,5 – 2 lần so với cấy lúa truyền thống. Vì vậy, từ nhiều năm nay, người dân Mỹ Thành đã đưa diện tích cây đậu tương gieo trồng vụ Đông lên cao.

Theo đó, Viện nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học sẽ chuyển giao toàn bộ quy trình sản xuất, cách ương cấy meo, tạo phôi 7 loại nấm ăn và nấm dược liệu cho phía Công ty TNHH MTV dịch vụ phát triển nông nghiệp Đồng Tháp. Buổi lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Công ty TNHH MTV dịch vụ phát triển nông nghiệp Đồng Tháp và Viện nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học kết thúc tốt đẹp với sự thống nhất cao giữa hai bên.

Theo lãnh đạo Hợp tác xã (HTX) hành tím Vĩnh Châu (Sóc Trăng), hiện đơn vị có 60 hộ xã viên với diện tích sản xuất khoảng 40 ha, cho sản lượng hành thương phẩm khoảng 720 tấn. Từ khi được thành lập cuối tháng 3/2014 đến nay, HTX hành tím Vĩnh Châu đã có dịp tham gia nhiều đoàn xúc tiến thương mại trong, ngoài nước và các cuộc hội chợ để giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường.