Đạ Huoai (Lâm Đồng) Nuôi Thử Nghiệm Cá Chạch Bùn Thương Phẩm

Từ nguồn vốn khoa học công nghệ huyện năm 2014, Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng) đã xây dựng và triển khai thực hiện Đề tài “Thử nghiệm nuôi cá chạch bùn thương phẩm” tại 2 hộ dân ở tổ dân phố 2 và tổ dân phố 10, thị trấn Mađaguôi.
Qui mô đề tài là 400m2 với số lượng cá chạch giống thả nuôi là 18.000 con, Trung tâm Nông nghiệp hỗ trợ 100% chi phí về thức ăn, thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật nuôi và 85% chi phí mua con giống, phần còn lại nông dân đối ứng; tổng kinh phí hỗ trợ thực hiện đề tài từ ngân sách nhà nước là 82.800.000 đồng.
Sau khi triển khai thực hiện, nông dân tham gia mô hình đã được hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá chạch thương phẩm và một số đặc tính sinh học của cá chạch bùn, kỹ thuật phòng và trị bệnh cho cá chạch.
Theo tính toán, cá chạch bùn sau thời gian nuôi từ 4-5 tháng theo hướng thương phẩm, cá đạt trọng lượng từ 40-50g/con, với giá thị trường hiện tại trung bình khoảng 160.000 đ/kg, trừ chi phí đầu tư mỗi mô hình nông dân được lợi từ 10-12 triệu đồng/200m2 ao nuôi, cao hơn so với nuôi các loại cá khác tại địa phương.
Kết quả thực hiện đề tài thành công sẽ góp phần nhân rộng quy mô nuôi, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường và tiến tới hoàn thiện quy trình nuôi phù hợp với địa phương, đồng thời tạo điều kiện cho nông dân được học tập, làm quen với cách nuôi thủy sản mới, thay đổi các tập quán chăn nuôi cũ kém hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm
Cây bắp lai giờ đây đã không còn xa lạ với người dân miền núi. Cây trồng này đã góp phần giúp người dân vùng cao “xóa sổ” nhiều vùng đất bỏ hoang, thay cho diện tích đất lúa kém hiệu quả, tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích.

Theo số liệu của ngành nông nghiệp Sóc Trăng, diện tích trồng mía trong tỉnh giảm dần từ 13.000 ha năm 2013 xuống còn 11.500 ha năm 2014. Nguyên nhân chính là do giá mía xuống thấp, nông dân chuyển từ mía sang trồng các loại cây khác.

Hơn 310 ha trồng đậu nành trên đất lúa ở tỉnh Vĩnh Long đã đem lại thu nhập cao gấp 1 - 2 lần so với SX 3 vụ lúa/năm.

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được mệnh danh là vựa lúa của cả nước. Nhưng ngày càng tụt hậu, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao. Sinh kế của người dân vẫn dựa vào cây lúa là chính. Nhưng đầu ra hạt lúa đang chịu nhiều áp lực từ sự cạnh tranh gay gắt.

Theo kinh nghiệm nhiều năm trồng mì của nông dân Tây Ninh, nếu thường xuyên sử dụng phân hữu cơ thì đất sẽ không bị thoái hoá, năng suất cây trồng đạt cao.