Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đã Đến Lúc Nông Dân Phải Tự Đứng Lên

Đã Đến Lúc Nông Dân Phải Tự Đứng Lên
Ngày đăng: 15/12/2011

Hiện nay, toàn tỉnh có trên 70% nông dân, chiếm tỷ lệ cao nhất so với các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội khác. Trước khi nghị quyết “tam nông” ra đời, việc đầu tư của Nhà nước cho phát triển nông nghiệp chưa có trọng tâm, trọng điểm, chưa đặt đầu tư cho nông nghiệp thành động lực để tái cơ cấu và xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.

nong dan den luc dung len
Nông dân Trần Văn Thời nhổ mạ chuẩn bị cấy lúa vụ 2.

Những năm gần đây, Đảng, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản đề ra những chủ trương, chính sách quan tâm đến lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Vì thế, nông dân phải “tự tính toán cho bản thân mình, tự đứng lên” để làm chủ và quyết định cho tương lai của mình.

Theo đó, thay vì chỉ làm ăn nhỏ lẻ, nông dân nên góp tiền, của, vật chất, công sức hình thành các mô hình sản xuất với quy mô lớn hơn, làm ra sản phẩm, hàng hóa lớn có giá trị cao tham gia với thị trường trong nước và hội nhập kinh tế thế giới.

Do đó, nông dân phải đổi mới nhận thức, hình thành mô hình sản xuất mới trên cơ sở kinh tế tập thể “tổ hợp tác”, “hợp tác xã” hoặc “trang trại” theo Nghị quyết Trung ương 5, khóa IX về phát triển kinh tế tập thể. Nên bỏ hẳn tập quán sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, thiếu tập trung, hiệu quả không cao.
Điều quan trọng nhất là nông dân phải tham gia vào sản xuất lớn. Mà muốn sản xuất lớn, tạo ra sản phẩm, hàng hóa lớn, đòi hỏi nông dân phải biết đoàn kết hợp tác, trao đổi về giống, vốn, khoa học - kỹ thuật, kinh nghiệm… Vấn đề là làm sao tự người nông dân phải hiểu biết về mặt luật pháp để sử dụng ruộng, vườn, đất đai được ổn định, lâu dài.

Cần phải đổi mới và cải tiến công tác quản lý, đầu tư về nông nghiệp, nông thôn theo hướng phân định rõ phạm vi trong vấn đề đầu tư, việc nào đầu tư nhiều, việc nào đầu tư ít, tùy từng loại hình sản xuất. Đặc biệt là vấn đề “tự lực cánh sinh”, nội bộ nông dân phải biết đoàn kết, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau để phát triển đi lên về mọi mặt, bảo đảm đạt kết quả cao. Có làm được như vậy mới hình thành những cánh đồng rộng sản xuất bằng máy móc, thu nhập mới tăng cao.

Hiện nay, Đảng, Nhà nước có nhiều chính sách quan tâm, ưu đãi cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Cụ thể, 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, trong đó có nhiều nội dung thiết thực đáp ứng đúng nguyện vọng của nông dân như: quy hoạch sản xuất, nhà ở, tăng thu nhập, hỗ trợ hộ nghèo, y tế, giáo dục, vệ sinh môi trường, điện, đường, trường, trạm…

Hỗ trợ của Nhà nước cho lĩnh vực này là rất lớn, nhằm nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân nông thôn từng bước ngang tầm với người dân thành thị.

Chính vì thế, nông dân, nông thôn càng phải nhận thức rõ trách nhiệm của mình, phải đứng lên tự làm chủ bản thân, tích cực, tự nguyện đăng ký tham gia xây dựng nông thôn mới để gia đình được hưởng thụ, đồng thời làm giàu cho quê hương, đất nước./.


Có thể bạn quan tâm

Người Nuôi Và Phát Triển Giống Gà Quý Người Nuôi Và Phát Triển Giống Gà Quý

Đó là anh Hoàng Văn Len ở thôn Bản Tẳng, xã Bằng Khánh, huyện Lộc Bình với mô hình nuôi gà 6 cựa cho hiệu quả kinh tế cao không chỉ giúp gia đình anh thoát nghèo mà còn mở ra hướng chăn nuôi mới cho người dân nơi đây.

18/06/2013
Phát Triển Kinh Tế Từ Cây Chè Phát Triển Kinh Tế Từ Cây Chè

Trong những năm qua, nhiều hộ nông dân xã Mỹ Bằng huyện Yên Sơn đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa giống chè cành mới có hiệu quả kinh tế vào sản xuất trên đất vườn đồi để tăng thu nhập và nâng cao đời sống kinh tế.

18/06/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá – Lợn An Toàn Sinh Học Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Cá – Lợn An Toàn Sinh Học

Những năm gần đây, mô hình nuôi heo (lợn) kết hợp với thả cá đã không còn xa lạ đối với bà con nông dân trên địa bàn huyện Vĩnh Lợi.

18/06/2013
Cây Đu Đủ - Cây Trồng Có Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Huyện Cam Lâm Cây Đu Đủ - Cây Trồng Có Hiệu Quả Kinh Tế Cao Ở Huyện Cam Lâm

Trong 2 năm trở lại đây, phong trào trồng cây đu đủ giống Đài Loan rất phát triển tại huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Toàn huyện có khoảng 10 ha trồng đu đủ, trong đó xã Cam Hiệp Nam 6 ha, Cam Hiệp Bắc 2 ha và Cam Hòa 2 ha. Đu đủ là loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao so với các cây trồng khác như mía, sắn (mỳ)… ở những chân đất cao thoát nước tốt và có điều kiện bơm tưới.

18/06/2013
Ông Hồng Làm Giàu Bằng Nghề Nông Ông Hồng Làm Giàu Bằng Nghề Nông

Ở thôn Dương Sơn xã Tam Sơn (thị xã Từ Sơn) có mô hình sản xuất tổng hợp của gia đình ông Ngô Mạnh Hồng gồm 1,5 mẫu ruộng khoán, một khu riêng biệt nuôi gà đẻ trứng với diện tích gần 100m2, cùng với 13ha ruộng thuê để sản xuất khoai tây giống.

18/06/2013