Đa Dạng Hoá Mô Hình Sản Xuất

Nhiều năm qua, nghề nuôi thuỷ sản truyền thống như độc canh, luân canh và gần đây là nuôi tôm quảng canh gặp khó khăn do dịch bệnh phát sinh, năng suất không cao.
Trước tình hình đó, nắm bắt được các nguyên lý khoa học cũng như vận dụng thực tế tại địa phương, cán bộ xã Nguyễn Huân kết hợp với Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Đầm Dơi (Cà Mau) kiến nghị thí điểm mô hình nuôi tôm xen rừng.
Cho đến nay, trên đà thắng lợi trong thu hoạch bước đầu đối với con tôm và rừng đước, cán bộ khuyến ngư và bà con mạnh dạn mở rộng thêm nhiều loại thuỷ sản như: cua, ba ba, rắn, rùa, cá tai tượng... để tăng thu nhập trên cùng diện tích đất.
Ông Nguyễn Công Danh, Chủ tịch UBND xã Nguyễn Huân, nhận định: "Trước năm 2010, trên địa bàn xã bắt đầu xuất hiện mô hình tôm - rừng nhưng diện tích rất nhỏ. Sau khi nhận thấy lợi nhuận cụ thể từ mô hình này, bà con địa phương nhân rộng thêm.
Về phần địa phương, thời gian qua đã phối hợp với Phòng Tài nguyên - Môi trường tiến hành rà soát, nắm bắt nguyện vọng của người dân để thí điểm mô hình này trên 5 hộ dân. Kết quả cho thấy rất khả quan, dự kiến trong tương lai đây sẽ là mô hình phát triển kinh tế năng động, bền vững của xã".
Từ khi bắt tay thực hiện mô hình tôm - rừng, cuộc sống của người dân xã Nguyễn Huân có những đổi thay rõ rệt. Tiêu biểu là hộ anh Trần Văn Mười, ấp Hải An.
Anh Mười chia sẻ: "Trước đây, với 3 ha đất, vợ chồng tôi làm quần quật mỗi năm cũng chỉ dư 30 triệu đồng là nhiều. Nhưng từ khi thực hiện mô hình tôm - rừng, trung bình mỗi năm thu hoạch hơn 200 triệu đồng. Riêng cây đước, sau 10 năm sẽ thu hoạch thêm hơn 150 triệu đồng”.
Anh Nguyễn Hữu Trí, cán bộ Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Đầm Dơi, cho biết: "Bà con quê mình vốn rất giỏi giang, cần cù nên cái cần nhất vẫn là hướng đi phù hợp, vì thế ngoài nuôi tôm, cua, bà con cần phải nuôi thêm ba ba, rùa, rắn, cá nước ngọt, trồng hoa màu... Trong đó, nuôi tôm kết hợp trồng rừng là cách làm hiệu quả, mang tính bền vững cao, cần được nhân rộng"
Có thể bạn quan tâm

Huyện đã triển khai trợ giá 4 tấn giống lúa, gồm: Đoàn kết, Sin6, GS9, Thục hưng cho nông dân các xã: Tiên Thành, Mỹ Hưng, Cách Linh và thị trấn Hòa Thuận với định mức 22.000 đồng/kg, tổng trị giá hỗ trợ 88 triệu đồng.

Theo mục tiêu của dự án, đến năm 2020, sẽ có ít nhất 70% các công ty sản xuất chế biến cá tra (nhỏ và vừa) và 30% các hãng sản xuất thức ăn thủy sản tham gia chương trình sử dụng tài nguyên hiệu quả và sản xuất sạch; Ít nhất 50% các DN lớn của Việt Nam cung cấp các sản phẩm thủy hải sản đạt tiêu chuẩn ASC đến châu Âu và các thị trường quốc tế.

Dự án hỗ trợ nhân dân trồng 1 ha cỏ voi tại xã Minh Tâm; triển khai mô hình trồng cỏ voi VA06 tại 2 xã: Thành Công, Ca Thành, thu hút 31 hộ tham gia; tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ thuật ủ chua thức ăn gia súc cho 65 học viên; hỗ trợ 864 túi ni lon ủ chua thức ăn và 17 máy thái cỏ cho 5 xã thuộc vùng dự án; hỗ trợ 8 hộ, mỗi hộ 2 triệu đồng để di dời chuồng trại ra khỏi gầm sàn nhà ở.

Mô hình được triển khai thực hiện từ tháng 5-2014, với tổng số 2.000 con gà giống do 20 hộ dân của xã Kim Bình (Chiêm Hóa - Tuyên Quang) thực hiện; Trung tâm Khuyến nông tỉnh và Trạm khuyến nông Chiêm Hóa hỗ trợ 100% giá trị con giống, 50% thức ăn chăn nuôi, vacxin phòng bệnh, thuốc sát trùng chuồng trại…

Toàn tỉnh xảy ra 20 vụ cháy rừng, gây thiệt hại 39,81 ha, trong đó, 14,76 ha rừng tự nhiên; 25,05 ha rừng trồng tại các huyện: Bảo Lâm 5 ha; Hòa An 7,7 ha; Hà Quảng 3,06 ha; Nguyên Bình 6,09 ha; Trùng Khánh; 3,89 ha; Trà Lĩnh 3 ha; Thông Nông 3,61 ha. Nguyên nhân gây ra cháy rừng do thời thiết nắng nóng cục bộ làm lớp thực bì chết khô dẫn đến nguồn vật liệu cháy cao; người dân chưa kiểm soát được nguồn lửa trong trình sản xuất, canh tác ở khu ven rừng.