Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Đa Dạng Hoá Mô Hình Sản Xuất

Đa Dạng Hoá Mô Hình Sản Xuất
Ngày đăng: 25/02/2014

Nhiều năm qua, nghề nuôi thuỷ sản truyền thống như độc canh, luân canh và gần đây là nuôi tôm quảng canh gặp khó khăn do dịch bệnh phát sinh, năng suất không cao.

Trước tình hình đó, nắm bắt được các nguyên lý khoa học cũng như vận dụng thực tế tại địa phương, cán bộ xã Nguyễn Huân kết hợp với Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Đầm Dơi (Cà Mau) kiến nghị thí điểm mô hình nuôi tôm xen rừng.

Cho đến nay, trên đà thắng lợi trong thu hoạch bước đầu đối với con tôm và rừng đước, cán bộ khuyến ngư và bà con mạnh dạn mở rộng thêm nhiều loại thuỷ sản như: cua, ba ba, rắn, rùa, cá tai tượng... để tăng thu nhập trên cùng diện tích đất.

Ông Nguyễn Công Danh, Chủ tịch UBND xã Nguyễn Huân, nhận định: "Trước năm 2010, trên địa bàn xã bắt đầu xuất hiện mô hình tôm - rừng nhưng diện tích rất nhỏ. Sau khi nhận thấy lợi nhuận cụ thể từ mô hình này, bà con địa phương nhân rộng thêm.

Về phần địa phương, thời gian qua đã phối hợp với Phòng Tài nguyên - Môi trường tiến hành rà soát, nắm bắt nguyện vọng của người dân để thí điểm mô hình này trên 5 hộ dân. Kết quả cho thấy rất khả quan, dự kiến trong tương lai đây sẽ là mô hình phát triển kinh tế năng động, bền vững của xã".

Từ khi bắt tay thực hiện mô hình tôm - rừng, cuộc sống của người dân xã Nguyễn Huân có những đổi thay rõ rệt. Tiêu biểu là hộ anh Trần Văn Mười, ấp Hải An.

Anh Mười chia sẻ: "Trước đây, với 3 ha đất, vợ chồng tôi làm quần quật mỗi năm cũng chỉ dư 30 triệu đồng là nhiều. Nhưng từ khi thực hiện mô hình tôm - rừng, trung bình mỗi năm thu hoạch hơn 200 triệu đồng. Riêng cây đước, sau 10 năm sẽ thu hoạch thêm hơn 150 triệu đồng”.

Anh Nguyễn Hữu Trí, cán bộ Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Đầm Dơi, cho biết: "Bà con quê mình vốn rất giỏi giang, cần cù nên cái cần nhất vẫn là hướng đi phù hợp, vì thế ngoài nuôi tôm, cua, bà con cần phải nuôi thêm ba ba, rùa, rắn, cá nước ngọt, trồng hoa màu... Trong đó, nuôi tôm kết hợp trồng rừng là cách làm hiệu quả, mang tính bền vững cao, cần được nhân rộng"


Có thể bạn quan tâm

Cần Thận Trọng Trong Việc Nuôi Trồng Thủy Sản Vụ Đông Cần Thận Trọng Trong Việc Nuôi Trồng Thủy Sản Vụ Đông

Hiện trên địa bàn thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) có khoảng 1500 ha nuôi trồng thủy sản. Mặc dù, UBND thị xã đã chỉ đạo các địa phương vận động bà con thu hoạch trước mùa mưa bão, đồng thời, di dời lồng bè, nhà cửa đến nơi an toàn. Song, đến nay tình trạng nhiều hộ dân vẫn tiếp tục thả nuôi tôm, cua trong vụ đông, trong khi, mùa mưa bão đã đến gần. Nếu tình trạng này cứ tiếp diễn, nguy cơ thiệt hại trong vụ nuôi là rất cao.

07/11/2014
Chuồng Trại Chăn Nuôi Chim Cút Chuồng Trại Chăn Nuôi Chim Cút

Nhiệt độ thích hợp cho chim cút non là 35-24o C, chim cút đẻ là 18-25oC. Nóng quá hay lạnh quá đều làm cho chim cút giảm năng suất vì cơ thể phải tiêu tốn năng lượng để điều tiết thân nhiệt. Nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm càng lớn càng gây stress mạnh.

05/09/2014
Tam Nông (Đồng Tháp) Vào Mùa Thu Hoạch Rộ Tôm Trứng Tam Nông (Đồng Tháp) Vào Mùa Thu Hoạch Rộ Tôm Trứng

Huyện Tam Nông (Đồng Tháp) hiện đang vào vụ thu hoạch rộ tôm trứng, với diện tích trên 450ha tập trung ở các xã: Phú Thành A, Phú Thành B, thị trấn Tràm Chim. Tuy nhiên, do thu hoạch tập trung nên giá tôm càng xanh giảm so với cùng kì năm 2013. Song song đó, nước lũ năm nay thấp dẫn đến sản lượng tôm không đạt, chi phí đầu vào tăng, khiến bà con nuôi tôm gặp nhiều khó khăn.

07/11/2014
Phát Triển Chăn Nuôi Vịt Siêu Thịt Theo Hướng An Toàn Sinh Học Ở Tỉnh Bạc Liêu Phát Triển Chăn Nuôi Vịt Siêu Thịt Theo Hướng An Toàn Sinh Học Ở Tỉnh Bạc Liêu

Trong những năm gần đây, chăn nuôi gia súc, gia cầm đang chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Chăn nuôi vịt là một nghề không cần vốn đầu tư nhiều so với những ngành chăn nuôi khác, đồng thời thời gian nuôi ngắn, các hộ dân xoay vòng vốn nhanh, tận dụng thức ăn tự nhiên với tỷ lệ cao.

05/09/2014
Xuất Khẩu Thủy Sản Năm 2014 Sẽ Vượt Mục Tiêu 7 Tỷ USD Xuất Khẩu Thủy Sản Năm 2014 Sẽ Vượt Mục Tiêu 7 Tỷ USD

Chất lượng cá ngừ sau thu hoạch so với năm ngoái vẫn chưa được cải thiện, ảnh hưởng đến xuất khẩu sản phẩm giá trị cao (cá ngừ tươi để chế biến sashimi), trong khi nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường chính đều giảm tiếp tục ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu của Việt Nam, khiến tổng xuất khẩu giảm 12,5% chỉ đạt 363 triệu USD.

07/11/2014